Chủ tịch VNG Lê Hồng Minh: Không thay đổi sẽ bị làn sóng công nghệ mới cuốn trôi
Lượt xem: 1.984
Sau chặng đường phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp công nghệ trên nền tảng Internet Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ đổi mới công nghệ, hành vi người dùng, môi trường kinh doanh. Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG cho rằng, nếu không thích nghi sẽ bị ra khỏi cuộc chơi.

Theo ông, đâu là thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Việt làm công nghệ?

Thách thức lớn nhất của ngành Internet nói riêng và công nghệ nói chung trước hết là sự thay đổi rất nhanh chóng. Thứ hai là trong suy nghĩ của người dùng và của nhà quản lý hiện tại mới chỉ nhìn Internet là một cái gì đó rất riêng, không dính dáng gì đến mình cả, chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ công nghệ mới phải quan tâm.

Doanh nhân Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG.
.
Doanh nhân Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG.

Nhưng trên thực tế lại khác, Internet nói riêng và công nghệ nói chung đã trở thành cuộc sống thường ngày, thành hơi thở của con người. Có nghĩa là, nếu không thay đổi nhanh, không thích nghi nhanh với các làn sóng công nghệ mới thì sẽ bị đào thải.

Lấy thí dụ dịch vụ taxi của Việt Nam. Trước đây ít ai nghĩ đến taxi công nghệ, nhưng trong 2-3 năm vừa qua, taxi truyền thống đã bị Uber, Grab cạnh tranh gay gắt và đang ở trong tình thế có thể phải phá sản. Những ngành, lĩnh vực khác cũng có sự cạnh tranh của công nghệ mà ta chưa lường hết được.

Doanh nghiệp Việt trong ngành Internet có bị thất thế trong cuộc cạnh tranh toàn cầu?

Trong cuộc chơi cạnh tranh toàn cầu, ưu thế sẽ thuộc về doanh nghiệp có nguồn lực mạnh. Một doanh nghiệp mạnh về tài chính, đi đầu về công nghệ, có đội ngũ nhân lực giỏi sẽ luôn chiến thắng áp đảo các doanh nghiệp khác.

Các doanh nghiệp truyền thống thường được bảo vệ bởi hàng rào biên giới như các quy định về giấy phép, chính sách xuất nhập khẩu, hàng rào thuế quan… Nhưng đối với ngành Internet thì không có biên giới. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp Việt “lép vế” hơn doanh nghiệp ngoại vì tài chính hạn chế và trình độ nhân lực chưa cao.

Tuy nhiên, không thể vì lý do mình yếu thế mà chấp nhận thua cuộc. Mình phải suy nghĩ tìm ra thế mạnh riêng. Phải làm gì để tạo ra thế mạnh, có được lợi thế kinh doanh. Với VNG, chúng tôi lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ Internet mà một doanh nghiệp ở thị trường nội địa có lợi thế so với những doanh nghiệp ở nước ngoài. Nếu mình khiến cho khoảng cách giữa các lợi thế đó càng ngày càng được nới rộng, thì đó là thành công.

Đang có một mối lo ngại về sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp công nghệ kinh doanh xuyên quốc gia giành thị phần, thâu tóm ngành Internet Việt Nam và việc không thể kiểm soát được họ. Ông nghĩ sao về điều này?

Thực ra, đây là vấn đề toàn cầu. Chắc chắn một điều, ngoài mặt tích cực, bất kỳ công nghệ mới nào cũng đều có những hệ quả tiêu cực. Nhưng người làm công nghệ luôn hướng đến các giá trị tích cực - những giá trị đó lớn hơn nhiều lần so với hệ lụy và phải chấp nhận đánh đổi.

Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến mặt tiêu cực và tìm cách cấm đoán thì sẽ không thể tạo ra môi trường sáng tạo, không có sự đổi mới và cũng không có sản phẩm mới có ích cho xã hội.

Vậy nên, cần phải có tầm nhìn dài hạn. Lấy lại thí dụ trong vấn đề taxi công nghệ, tại sao Uber/Grab có rất nhiều luồng ý kiến, nhưng đa phần người dùng vẫn hoan nghênh. Cơ bản là vì nó tốt cho người dùng.

Vậy doanh nghiệp công nghệ Việt nói chung nên làm gì trước làn sóng thâm nhập của doanh nghiệp nước ngoài?

Lấy kinh nghiệm từ chính chúng tôi, VNG xác định sẽ cố gắng tận dụng các lợi thế cạnh tranh của mình, trở thành một doanh nghiệp hàng đầu. Đó là lý do vì sao VNG đẩy mạnh một số sản phẩm của mình ra thế giới.

Điều thứ hai là các sản phẩm bắt kịp xu hướng công nghệ mới của mình có cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam một cách tương đối sòng phẳng. Vì thế VNG đang đầu tư vào các nhóm ngành sản phẩm mới như thực tại ảo (VR), IoT…

Điều thứ ba là cơ hội đang rất lớn. Công nghệ ngày càng phát triển và đi sâu vào cuộc sống, hành vi người dùng càng thay đổi. Tôi nghĩ là thị trường đủ lớn để cho các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài hoặc có thể cộng sinh, làm đối tác hoặc phát triển trên nền tảng doanh nghiệp khác xây dựng. Ví dụ như, cả thế giới chỉ cần 2-3 hãng sản xuất smartphone, nhưng doanh nghiệp Việt Nam có thể viết phần mềm trên smartphone.


Tú Ân

Nguồn tin :
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In

Mới cập nhật

CỬA LƯỚI CHỐNG MUỖI

Tin doanh nghiệp

Ông Phạm Nhật Vượng vào top 50 nhân vật tiêu biểu ngành ôtô thế giới 2024

Tạp chí Mỹ MotorTrend vinh danh 50 tên tuổi ảnh hưởng nhất ngành ôtô thế giới, với tỷ phú Phạm Nhật Vượng thứ 47, Elon Musk thứ 50.

Doanh nhân Võ Xuân Cường - Top 10 Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2023

Khát vọng mạnh mẽ, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội và luôn sẵn sàng học hỏi là những gì chúng tôi cảm nhận được từ “doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc" Võ Xuân Cường, giám đốc Công ty TNHH Hoàng Khánh Đăng (HKD Logistics).

Vốn hóa Microsoft vượt 3.000 tỷ USD

Đại gia phần mềm Mỹ Microsoft là công ty thứ hai trên thế giới đạt mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD, sau Apple.

Thương hiệu dược phẩm MABIPHAR lọt Top 10 Thương hiệu uy tín quốc gia 2023

Ngày 16/12, Thương hiệu Mabiphar đã được trao tặng cúp và chứng nhận danh giá Top 10 Thương hiệu uy tín quốc gia năm 2023 tại Chương trình “Diễn đàn phát triển Thương hiệu uy tín quốc gia và Lễ công bố Thương hiệu uy tín quốc gia; Sản phẩm – Dịch vụ Vàng vì người tiêu dùng năm 2023”; Nhà lãnh đạo bản lĩnh trí tuệ thời kỳ hội nhập Quốc tế” do trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam (Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam) phối hợp với một số đơn vị tổ chức.

Hai nhà sáng lập Google làm thay đổi bộ mặt của internet

Page và Brin thực sự là những người tự tay làm nên tất cả. Họ vay hết ba khoản tín dụng, gom góp thêm ít tiền mượn của bạn bè... để mua ba máy chủ đặt đằng sau một chiếc xe tải.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

'Điểm danh' 5 công nghệ an toàn hiện đại nhất trên ô tô

Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng