3 cách giúp CEO thoát khỏi khó khăn
Sam Hogg- thành viên của quỹ đầu tư mạo hiểm Open Prairie Ventures chia sẻ, có lần CEO của một startup mà quỹ này rót vốn đầu tư đã gọi cho ông trước khi đưa ra một quyết định khó khăn. Vị này đang có 1 triệu USD trong ngân hàng và muốn đóng cửa công ty.

 Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ , thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam , thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam , trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, giải thưởng thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam, thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng vàng, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam, Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam, thương hiệu vàng châu á thái bình dương, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng ngành tóc việt nam, thương hiệu vàng nha khoa, nha khoa uy tín việt nam, spa uy tín việt nam, thương hiệu vàng spa việt nam, Thương hiệu vàng, logo và slogan ấn tượng, Thương Hiệu Vàng Uy Tín, thương hiệu vàng đất việt

Dưới đây là những kinh nghiệm quý báu mà Sam Hogg rút ra được trong quá trình làm việc với các CEO trong thời điểm công ty của họ gặp khó khăn, cách họ đương đầu với thất bại và thoát khỏi chúng một cách khôn ngoan, khéo léo.

1. Trung thực

Không gì khiến các nhà đầu tư thất vọng hơn việc một CEO lạc quan thái quá đến mức phủ nhận con đường chông gai phía trước. Khi tình hình trở nên khó khăn, tốt hơn hết bạn hãy thông báo cho các nhà đầu tư thay vì tỏ vẻ bất ngờ trước mặt họ. Đừng chờ đợi mọi thứ khả quan hơn mới nói cho họ biết.

2. Lên kế hoạch

Tinh thần doanh nhân là yếu tố thiên về cảm xúc, vậy nên đừng để cảm xúc lấn át lý trí trong lúc này. Bạn cần tỉnh táo vạch ra các giai đoạn chi tiết, các mục tiêu chiến lược cụ thể (doanh thu, chi phí...) đủ để lý giải cho những quyết định sắp tới của bạn (tiếp tục chiến lược kinh doanh hay đóng cửa công ty). Sau đó chia sẻ chúng với nhà đầu tư, các thành viên trong công ty và lắng nghe ý kiến của họ.

3. Có trách nhiệm giải trình

Đóng cửa công ty không phải là chuyện đơn giản. Bên cạnh quyết định khó khăn khi sa thải nhân viên, nhà lãnh đạo phải đủ khả năng giải quyết những mong đợi từ người cho vay, nhà đầu tư và khách hàng. Các CEO có uy tín thường đảm bảo các vấn đề này sẽ được giải quyết ngay cả khi kết quả không như mong đợi của những người trong cuộc.

Nhà đầu tư, người thường bị mắc kẹt giữa mớ công việc hỗn độn do những nhà lãnh đạo bất tài gây ra, sẽ đánh giá cao những CEO có trách nhiệm giải trình.

 Theo Vân Thảo  DNSG/Entrepreneur