Không ai ngờ thứ cây mọc hoang rất nhiều này lại là thuốc quý
Khi còn nhỏ, tôi sống ở vùng rừng núi cao Tây Bắc. Vì thói quen nghịch ngợm, ăn uống linh tinh mà tôi hay bị thương ở tay chân, táo bón… khi đó, bố mẹ thường dùng cây thuốc tự nhiên mà người dân quê tôi hay dùng để chữa bệnh. Đó là cây yên bạch, dân gian gọi là cây ba bớp, lốp bốp, cỏ Lào, yến bạch, cỏ hôi, cỏ Việt Minh, cỏ Nhật, cây cộng sản, cây phân xanh, cây bớp bớp...

Yên bạch có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy từng địa phương như: cây cộng sản, cây cỏ lào, cây phân xanh, cỏ Nhật, cây lốp bốp, ba bớp… Cây mọc thành từng bụi, có thể cao tới 2m, lá mọc đối xứng, hoa nhỏ, màu tím nhạt. Yên Bạch phân bố rộng khắp trong cả nước, nhiều nhất ở vùng trung du, miền núi phía bắc. Người dân nơi đây thường chặt và bỏ xuống ruộng, để làm phân xanh tự nhiên.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết quả cho thấy, trong cây yên bạch rất giàu đạm, lân, kali. Ngọn non và lá của yên bạch chứa tới 2,65% đạm, 2,48% kali, 0,5% lân và tinh dầu. Thêm vào đó là tác dụng chống viêm và kháng khuẩn của cây yên bạch rất tốt.

Yên bạch (Eupatorium odoratum) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Mỹ, nhưng ngày nay mọc trên tất cả những vùng nhiệt đới. Thân cây mềm, hoa màu kem, hạt có lông mào nhẹ và được phát tán theo gió khi khô. Do đó mà sự lan rộng của cây Cỏ hôi trong môi trường rất nhanh khi gặp những điều kiện thích hợp.

cây yên bạch, Bớp bớp (hay còn gọi là ba bớp, lốp bốp, cỏ Lào[1], yến bạch, cỏ hôi, cỏ Việt Minh, cỏ Nhật, cây cộng sản, cây phân xanh), danh pháp hai phần: Chromolaena odorata) là loài thực vật nhiệt đới bản địa ở vùng Caribê và Bắc Mỹ thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Yên bạch thuộc họ bông cúc Asteraceae, được du nhập vào Châu Á nhiệt đới, Tây Phi và Châu Úc.

Ở Tây Phi, Cây Cỏ hôi Eupatorium odoratum du nhập một cách ngẫu nhiên bởi những hạt có cánh trong rừng. Cây đi vào như một cây cảnh ở miền nam Phi Châu và được du nhập vào trong Côte-d'Ivoire vào năm 1952 để chống lại sự bành trướng của loài cỏ tranh Imperata. Cây đã được bao phủ ở vùng Queensland, trong Australie vào năm 1994 và có thể được mang vào bởi những hạt giống ở nước ngoài.

Một loài thực vật xâm chiếm khét tiếng có thể phát triển nhanh chóng trong những môi trường mở và đầy ánh sáng. Cây Yên bạch phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, thí dụ như ( khu rừng với lượng nước mứ hàng năm 1500mm ), những đồng cò và những vùng đất khô cằn với lượng nước mưa hàng năm thấp, dưới 500 mm ). Trong những vùng đất chua acide, Cây được giới hạn bởi những dòng sông và trở nên xâm chiếm trong những vùng không giá băng trung bình đến những rừng khô không bị áp lực bởi những độ ẩm.

Tác dụng cầm máu

Cây yên bạch có chứa các chất kháng sinh, với tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, làm ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương hở và đặc biệt có khả năng cầm máu nhanh. Nếu bị thương khi đi du lịch, xa hiệu thuốc mà lại gần vùng rừng cây, bạn có thể nghĩ ngay đến cây yên bạch. Chỉ cần hái một nắm lá (tốt nhất là lá bánh tẻ) rửa sạch, rồi vò nát và đắp vào vết thương.

1 - Trị táo bón

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị táo bón, lị cấp tính hay tiêu chảy chỉ cần hái 3-5 ngọn yên bạch, rửa sạch, nhai kèm với chút muối, nuốt cả nước lẫn bã, có thể trị dứt điểm táo bón, tiêu chảy. Đây là bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm mà bà con vùng núi thường sử dụng. Nếu bị nhẹ thì chỉ dùng một lần duy nhất là có thể khỏi bệnh.Vị đắng trong lá yên bạch có tác dụng diệt khuẩn, nên khi ăn vào dạ dày, nó sẽ tiêu diệt các khuẩn gây hại.

2 - Chữa loét giác mạc

Sử dụng 50g lá yên bạch, rửa sạch, giã nhỏ và cho vào hấp cách thủy khoảng 30 phút. Sau đó, rửa mắt bằng nước muối, bọc lá yên bạch vào miếng gạc, đắp lên mắt. Người bệnh nằm 10-12h thì thay thuốc. Đây là bài thuốc khá hiệu nghiệm vì yên bạch giúp diệt khuẩn gây mủ rất tốt.

Nghiên cứu trên bệnh nhân bỏng cho thấy, dịch chiết từ yên bạch có hiệu quả ức chế vi khuẩn mạnh, có tác dụng kích thích biểu mô liền vết thương và giảm sưng viêm.

Ngoài các tác dụng chính như trên, đã có những nghiên cứu chiết suất flavonoid trong cây yên bạch để làm mỹ phẩm… Cây yên bạch được người dân sử dụng nhiều vì tính chống viêm, kháng khuẩn, đây cũng là một loài dược liệu quý có thể điều chế thành dược phẩm nếu có thêm những nghiên cứu sâu hơn từ các nhà khoa học.

Các tác dụng khác

Cây Yên Bạch (Cỏ hôi/Eupatorium odoratum) đã được nghiên cứu bỡi những tổ chức như là Đại học Antilles và những kết quả cho thấy nó có hiệu quả với việc

1. Chống lại với những vi khuẩn :
- Staphylocoque,
- Những vi khuẩn Echerichia coli.

2. Những lá của Cây Cỏ hôi Eupatorium odoratum cũng được tìm thấy để thúc đẩy chữa lành bệnh, như là :
- Giảm lưu lượng máu đi vào những vết thương plaies trên cơ thể.
- Thúc đẩy chữa lành vết thương.
- Bệnh trĩ hémorroïdes.

3. Cây Yên Bạch cũng có những đặc tính :
- Chống viêm anti-inflammatoires
và những lá có chứa những dầu thiết yếu, như là :
- Camphre,
- Cadional isomère
- A-pinène
- Cadinène.

4. Trà làm từ Cây Yên Bạch, tốt để chữa trị :
- Bệnh cảm lạnh rhume,
- Bệnh ho toux,
- Sốt fièvre,
- Và bệnh cúm grippe.

5. Ngoài ra cũng có một sự tin tưởng giữa những người y sỉ thảo dược địa phương, những trà được chế biến từ lá Cây Yên Bạch giúp để chống lại với :
- Bệnh tiểu đường diabète (nhưng chưa được kiểm tra lại bởi khoa học)

Kinh nghiệm dân gian :

a.Trong Jamaïque, ngâm trong nước đun sôi infusion của lá Cây Cỏ hôi Eupatorium odoratum được sử dụng chủ yếu cho :
- Bệnh ho toux,
- Bệnh cảm lạnh rhum,
- Bệnh cúm grippe.
b. Cây Yên Bạch được dùng rộng rãi trong Caraïbes để chữa trị :
- Ho toux,
- Cảm lạnh rhume
và nấu sôi trong sữa để chữa trị :
- Bệnh viêm phế quản ở trẻ em bronchite chez les enfants.

c. Cây Cỏ hôi Eupatorium odoratum cũng được sử dụng trong Jamaïque để chữa trị :
- Những vết cắt coupures,
- Những vết thương blessures.

d. Ở Philippines, lá Cây Yên Bạch được nghiền nát dùng cho :
- Những mụn nhọt đầu đinh furoncles,
- Những bệnh viêm ung bướu inflammatoires tumorales.

e. Trong nhiều nước vùng nhiệt đới, sử dụng để :
- Cầm máu arrête saignement,
- Hóa sẹo lành vết thương cicatrisation.

f. Ở Indonésie, những lá non Cây Yên Bạch được dùng để chữa trị :
- Những vết thương plaies.

g. Ở Việt nam, trích xuất trong nước của những lá Cây Yên Bạch dùng để chữa trị :
- Những vết thương của mô mềm blessures des tissus mous.
- Vết cháy phỏng brûlures,
- Vết thương loét plaies,
- Và nhiễm trùng da infections cutanées.

h. Ở Antilles, nước ép jus tríết xuất của những Cây Yên Bạch cắt nhỏ, trộn với mật ong miel, dầu hạt cây thầu dầu huile de ricin, và dầu olive, dùng chữa:
- Bệnh cảm lạnh rhume,
- Bệnh cúm grippe. (cẩn thận cách dùng này thành phần có một dầu xổ mạnh ricin của cây thầu đầu )
Một trà  được chế biến từ lá Cây Yên Bạch được sử dụng cho :
- Vết thương blessure.

● Nghiên cứu ở Đại học Tây Ấn Độ UWI cũng đã tìm thấy rằng Cây Yên Bạch có hiệu quả chống lại :
- Những vi khuẩn staphylocoque.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Nigeria xác nhận rằng dầu thiết yếu của những lá cây Cây Yên Bạch có hiệu quả chống lại với những vi khuẩn :
- Staphylocoque,
- Những vi khuẩn Escherichia coli.
Yên Bạchcũng cho thấy một hoạt động :
- Chống oxy hóa anti-oxydante
đánh dấu trong thử nghiệm trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng những phương pháp khác nhau.