Dị ứng thực phẩm có thể lây nhiễm qua truyền máu
Các bác sĩ cảnh báo, trẻ em có thể đối mặt với nguy cơ phát triển những chứng dị ứng thực phẩm đe dọa đến tính mạng, sau khi được truyền máu từ một người hiến tặng bị mắc bệnh. 

Các bác sĩ cảnh báo, trẻ em có thể đối mặt với nguy cơ phát triển những chứng dị ứng thực phẩm đe dọa đến tính mạng, sau khi được truyền máu từ một người hiến tặng bị mắc bệnh.

Mẹo bóc vỏ trứng luộc cực nhanh
Hé lộ công thức hóa học của cơ thể người
Mẹo phát hiện sự giả tạo trong giao tiếp
Bằng chứng tranh cãi về sự sống ngoài hành tinh gần Trái đất
Đoán bệnh suy thoái trí não qua cách gõ bàn phím

dị ứng thực phẩm, truyền máu, lây nhiễm, thụ động

Hiện tượng trên tương đối hiếm gặp, nhưng có thể xảy ra thường xuyên hơn những gì đang được ghi nhận. Các chứng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất thường liên quan đến trứng, sữa và lạc.

Các bác sĩ ở Canada đã đưa ra lời cảnh báo, sau khi lưu ý đến trường hợp một bé trái 8 tuổi không có tiền sử mắc các chứng dị ứng, đã được truyền máu trong quá trình chữa trị ung thư não. Chỉ trong vòng 2 tuần, cậu bé đã có phản ứng rất tồi tệ trước lạc cũng như cá hồi, và phải mang theo một dụng cụ adrenaline phòng ngừa những tình huống khẩn cấp.

Cơ quan quản lý máu của Canada đã lần tìm ngược người hiến tặng máu và phát hiện, người này mắc các chứng dị ứng thực phẩm nghiêm trọng. Cơ quan y tế sau đó yêu cầu loại bỏ người này khỏi mọi danh sách hiến tặng máu trong tương lai.

Kết quả các cuộc kiểm tra dị ứng tiến hành 4 tháng sau đó cho thấy, bệnh nhi 8 tuổi không còn phản ứng với các thực phẩm khả nghi. Và trong vòng 6 tháng, cậu bé đã ăn trở lại cá hồi và lạc một cách an toàn trong chế độ dinh dưỡng của mình.

Trường hợp trên đã được tiến sĩ Julia Upton và các đồng nghiệp tại Bệnh viên Nhi ở Ontario đề cập tới trong bài viết đăng tải trên tạp chí Canadian Medical Association Journal. Bà Upton nói: "Rất hiếm khi chúng ta nhận diện ai đó đã trải qua việc lây nhiễm dị ứng thụ động từ các sản phẩm máu. Điều quan trọng là, chứng bệnh này có tiên lượng bệnh tốt và thường biến mất trong vòng vài tháng. Những người hiến tặng máu bị dị ứng thực phẩm có thể truyền immunoglobulin E, một kháng thể phản ứng với các chất gây dị ứng, sang người nhận thông qua các sản phẩm mấu, chẳng hạn như tiểu cầu".

Theo bà Upton, điều quan trọng đối với các bậc phụ huynh và  bác sĩ là cần ý thức được vấn đề trong trường hợp trẻ bị sốc mẫn cảm sau khi truyền máu, đặc biệt sau khi ăn lạc, các loại hạt và cá - những thực phẩm trẻ chưa từng bị phản ứng trước đó. Những phản ứng này, với các triệu chứng như sưng phù mặt, khó chịu cổ họng hoặc mệt mỏi đột ngột, cần được điều trị ngay lập tức.

Khi xảy ra việc lây nhiễm dị ứng thực phẩm thụ động sau truyền máu, các bác sĩ cần phải theo sát gia đình bệnh nhân vài tháng để quyết định thời gian họ có thể thận trọng đưa các chất gây dị ứng tạm thời trở lại chế độ ăn của trẻ. Các nhân viên y tế cũng cần thông báo về những trường hợp nghi lây nhiễm dị ứng thực phẩm thụ động cho bộ phận truyền máu để điều tra nguyên nhân cũng như đảm bảo nguồn cung cấp máu an toàn cho các bệnh nhân khác.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)