Kể từ khi ông Hà Văn Thắm bị bắt tạm giam từ ngày 24/10/2014, cơ cấu sở hữu của Ocean Group đã có sự biến động mạnh. Một loạt doanh nghiệp liên quan đến ông Thắm đã phải bán giải chấp cổ phiếu OGC theo yêu cầu của ngân hàng.
Tháng 12/2009, nhằm chuẩn bị cho việc tái cấu trúc tổ chức và lên sàn niêm yết, CTCP Tập đoàn Đại Dương – Ocean Group đã tăng vốn “phi mã” từ 390 tỷ lên 1.968 tỷ. Một tháng sau đó, doanh nghiệp này tiếp tục tăng vốn lên 2.500 tỷ đồng. Lúc này, Ocean Group có 12 cổ đông.
Sau đó, các cổ đông sáng lập của Ocean Group bán bớt cổ phần và đến ngày 4/5/2010 thì cổ phiếu OGC chính thức giao dịch trên sàn HoSE.
Vào tháng 4/2010, ngay trước thời điểm lên sàn, Ocean Group có 6 cổ đông sáng lập nắm giữ 56,6% cổ phần. Bên cạnh đó là 2 cổ đông lớn khác gồm có FPT Capital (8,9%) và Công ty Kho vận Thành Đông (8%).
Đến tận tháng 4/2014, cơ cấu sở hữu của Ocean Group vẫn khá “cô đặc” với việc 10 cổ đông lớn nhất luôn sở hữu trên 80% cổ phần của công ty. Vào tháng 4/2013, tỷ lệ sở hữu của 10 cổ đông lớn nhất lên đến trên 90% (xem bảng dưới).
Đến tháng 4/2014, ông Hà Văn Thắm và các bên liên quan vẫn nắm giữ trên 75% cổ phần của Ocean Group |
Tuy nhiên kể từ ông Hà Văn Thắm bị bắt tạm giam từ ngày 24/10/2014, cơ cẩu sở hữu của Ocean Group đã có sự biến động mạnh. Một loạt doanh nghiệp liên quan đến ông Thắm đã phải bán giải chấp cổ phiếu OGC theo yêu cầu của ngân hàng.
Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo – công ty riêng do ông Thắm sở hữu 100% - đã phải bán giải chấp lượng cổ phiếu tương đương 16,1% cổ phần của Ocean Group.
Hai cổ đông lớn khác là CTCP Đầu tư Xây dựng Sông Đà (SDCon) và CTCP Thương mại, Đầu tư và Xây dựng Thành Đông (trước đây là Kho vận Thành Đông) cũng đã bán ra ít nhất 9,1% cổ phần của Ocean Group.
Trước khi Ocean Bank được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, công ty SDCon sở hữu 6,65% cổ phần của ngân hàng này.
Những doanh nghiệp khác như VNECO Hà Nội, Tràng Tiền - Nha Trang, Đầu tư và xây dựng Bảo Minh nhiều khả năng cũng đã bán ra một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu.
Hiện tại, Ocean Group chỉ còn 2 cổ đông lớn sở hữu trên 5% là ông Hà Văn Thắm trực tiếp và gián tiếp sở hữu 29,4% cùng quỹ Market Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) sở hữu 6,3%.
Quỹ FTSE Vietnam ETF của Deutsche Bank đã loại OGC ra khỏi danh mục trong đợt soát xét tháng 3/2015. Ngày VNM ETF loại cổ phiếu này ra khỏi danh mục cũng không xa khi mà vốn hóa của Ocean Group đã xuống quá thấp.
Gần 65% cổ phần còn lại hiện có thể tự do chuyển nhượng mà không cần công bố thông tin. Trước khi bước vào giai đoạn giảm sàn 6 phiên liên tiếp kể từ ngày 27/4 đến nay, cổ phiếu OGC thường có thanh khoản khá cao, lên tới vài triệu đơn vị được chuyển nhượng mỗi phiên. Tuy nhiên thanh khoản hiện chỉ còn vài trăm nghìn đơn vị/phiên.
Việc cổ phiếu OGC được giao dịch 10-15 triệu cổ phiếu (tương đương 3-5% cổ phần) trong một phiên không phải chuyện hiếm. Thậm chí trong phiên giao dịch ngày 12/1/2015 đã có tới 32,2 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương 10,7% lượng cổ phiếu lưu hành.
(Theo Trí thức trẻ)
Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam