- Tiếp nối mạch bàn tròn về chủ đề "mô hình trường đại học nghiên cứu", GS Hà Huy Khoái đề xuất những chính sách để Việt Nam không trở thành “bãi thải công nghệ”của thế giới; thành người tiêu thụ “mỳ ăn liền công nghệ”.
Một nước đang phát triển như Việt Nam cầnphát triển nghiên cứu để làm gì thưa giáo sư?
GS Hà Huy Khoái: Để đến khi nào đó có thể ra khỏi thế giới “đang phát triển”, và trở thành nước phát triển!
Nếu cần nói rõ hơn, thì chỉ có nghiên cứu mới hy vọng nâng cao chất lượng đào tạo ở các đại học, mới có được những người lao động đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng phát triển.
GS Hà Huy Khoái (sinh năm 1946) là cựu Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ ba. Ảnh: Văn Chung |
Một nước đang phát triển như Việt Nam cần phát triển nghiên cứu để làm gì thưa giáo sư?
Muốn “dân giàu nước mạnh” thì phải có chỗ đứng thực sự trên thế giới, phải có đóng góp gì đó khác biệt so với nước khác. Thiên nhiên Viêt Nam, con người Việt Nam, tài nguyên Việt Nam, chắc không có ai nghiên cứu thay mình được.
Ngay cả khi áp dụng (mua) công nghệ của nước ngoài, nếu không nghiên cứu, không đứng ở một trình độ cao thì sớm muộn nước mình cũng thành “bãi thải công nghệ”của thế giới; thành người tiêu thụ “mỳ ăn liền công nghệ”, thành kẻ làm thuê mà thôi.
Giáo sư nghĩ như thế nào về tình hình nghiên cứu của các trường đại học Việtnam, đơn cử ở những phương diện sau: chất lượng, mức độ đầu tư, trình độ cácgiáo sư, đào tạo nghiên cứu sinh...?
Nói ngắn gọn thì tất cả những “tiêu chí” đặt ra trên đây đều chưa đạt yêu cầu.
Điều này không mới, hầu như ai cũng thấy. Và chính cái việc “ai cũng thấy”, ai cũng nói đến trong những năm gần đây, từ người dân đến Chính phủ, là điều đáng mừng.
Nói công bằng thì trong khoảng 5 năm gần đây, nghiên cứu khoa học ở các trường đại học có tiến bộ đáng kể. Nếu như trướcđây, việc cán bộ giảng dạy ở các đại học có bài nghiên cứu chất lượng tốt đăng ở nước ngoài là điều hiếm, thì bây giờ đã là chuyện bình thường, tuy chưa thật nhiều như mong muốn.
Có thể cái yếu rõ nhất là còn quá ít những nghiên cứu được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
Giáo sư có thể giải thích nguyên nhân của tình trạng nghiên cứu trên?
Có nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung đến từ hai phía: xã hội và nhà khoa học.
Dù kinh tế Việt Nam phát triển ở mức tương đối nhanh đã nhiều năm, nhưng hìnhnhư khoa học và công nghệ chưa có vai trò gì đáng kể trong sự phát triển đó.
Các doanh nghiệp, kể cả các tổng công ty lớn, vẫn chưa chú trọng cái tiến công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh. Có vẻ như họ vẫn chạy theo những mục tiêu ngắn hạn, mà chưa quan tâm thích đáng đến chiến lược lâu dài.
Trong tình hình như vậy, xã hội Việt Nam chưa có nhiều “đơn đặt hàng” cho giới khoa học công nghệ. Mà thiếu những đơnđặt hàng như thế từ xã hội, làm sao có thể đẩy mạnh nghiên cứu.
Ở Việt Nam cũng chưa hề có hiện tượng phổ biến ở nhiều nước: các công ty lớn tài trợ rất đáng kể cho giới nghiên cứu ởcác đại học. Những khoản tài trợ thường được Nhà nước trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp.đó
Về phía các nhà khoa học: có nhiều nguyên nhân khiến họ chưa thực sự toàn tâm toàn ý vào công việc nghiên cứu. Việc thiếu sự gắn kết giữa giới nghiên cứu và doanh nghiệp như đã nói trên làm mất đi động lực cụ thể của nghiên cứu khoa học.
Cán bộ giảng dạy ở các đại học thường phải dạy quá nhiều giờ, nên thời gian dành cho nghiên cứu không còn nhiều. Một phần do biên chế ít, một phần do cán bộ giảng dạy cũng cần dạy nhiều giờ để có thu nhập tạm đủ.
Đội ngũ nghiên cứu được bổ sung rất chậm: một phần khá những người ưu tú, sau khi được đào tạo ở nước ngoài, đã không chọn con đường về nước làm việc. Do đó, khó có được những tập thể nghiên cứu mạnh, đồng bộ, chưa nói gì đến việc xây dựng những “trường phái”, điều cần thiết khi muốn có một nền khoa học mạnh.
GS Hà Huy Khoái: "Tôi chỉ có thông tin của một nhà khoa học bình thường, chắc chắn không đầy đủ. Dù sao thì ý kiến của bất kỳ ai, ở góc độ nào cũng có thể có ích cho người ra quyết sách" |
Nếu giáo sư là người có thể đưa ra quyết định 5 chính sách cấp thiết nhất cho nghiên cứu và đào tạo tại Việt nam thì đó là những điều gì ?
Nếu quả thật tôi là người “đưa ra quyết định 5 chính sách” thì chắc chắn đó không trùng với 5 điều mà tôi nói dưới đây!
Tại sao? Vì khi được giao đưa ra những quyết sách (với cương vị bộ trưởng chẳng hạn), người ta cũng đồng thời được cung cấp đầy đủ thông tin.
Ở đây tôi chỉ có thông tin của một nhà khoa học bình thường, chắc chắn không đầy đủ. Dù sao thì ý kiến của bất kỳ ai, ở góc độ nào cũng có thể có ích cho người ra quyết sách.
Vậy thì, 5 quyết sách mà một nhà khoa họcbình thường có thể nghĩ ra là:
- Cải cách giáo dục phổ thông: tạo cơ chế để sau 9 năm học, những em không muốnđi tiếp bằng con đường học vấn có thể theo học các trường nghề.
- Tạo điều kiện để mọi người có thể học tập suốt đời, đặc biệt với những người đã qua một số năm tham gia lao động trực tiếp.
- Cải cách hệ thống đại học, cao đẳng: Nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư một số trường lớn, với định hướng cơ bản. Các trường còn lại hoạt động nhờ đóng góp của xã hội (trường tư thục) hoặc gắn liền với các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, các tổng công ty.
- Có những chính sách cụ thể để thúc đẩy việc gắn chặt nhà trường với xã hội, doanh nghiệp (chính sách đầu tư, thuế, thu nhập xứng đáng cho những nghiên cứu có hiệu quả trong kinh tế, xã hội).
- Nhà nước đưa ra những đinh hướng mũi nhọn cho nghiên cứu khoa học và tập trung nguồn lực thúc đẩy những nghiên cứu đó. Nhà nước phải trở thành người đặt hàng lớn nhất cho Khoa học và công nghệ, cho các nghiên cứu ở đại học.
Xin cảm ơn giáo sư.
Thụy Phương
Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam