Bộ Tài chính nghi doanh nghiệp sữa chuyển giá
 Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã khẳng định rất nhiều nghi vấn chuyển giá đối với các doanh nghiệp kinh doanh sữa trước khi nhập khẩu vào trong nước.

Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã khẳng định rất nhiều nghi vấn chuyển giá đối với các doanh nghiệp kinh doanh sữa trước khi nhập khẩu vào trong nước.

 

Dấu hiệu chuyển giá

Chia sẻ tại cuộc họp báo chiều 14/5, Cục trưởng Cục Quản lý giá, ông Nguyễn Anh Tuấn đã thừa nhận, thao túng, chuyển giá ở doanh nghiệp sữa là nghi vấn đã được cơ quan chức năng ở Việt Nam đặt ra từ lâu.

Ông cho hay, thời gian qua, khi áp dụng biện pháp quản lý giá tối đa, có những doanh nghiệp sữa thay đổi hình thức, mẫu mã sản phẩm, thay đổi trọng lượng, chất lượng, để xác định giá tối đa mới.

sữa, Bộ Tài chính, giá trần, giá sữa, mặt hàng sữa, đăng ký giá, kê khai giá, trẻ em, dưới 6 tuổi, chuyển giá, gian lận, nhập khẩu, sữa-, Bộ-Tài-chính, giá-trần, giá-sữa, mặt-hàng-sữa, đăng-ký-giá, kê-khai-giá, trẻ-em, dưới-6-tuổi, chuyển-giá, gian-lận, n

Giá sữa Việt Nam đắt hơn nhiều nước trong khu vực

Giá nguyên liệu thế giới giảm nhưng qua các tờ khai hải quan thì lại thấy, giá nhập khẩu vào Việt Nam không giảm hoặc giảm ít. Giá sữa thành phẩm tiêu thụ trong nước cũng không giảm.

Trong quy trình sản xuất, Bộ Tài chính phát hiện hiện tượng nguồn nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước và sản phẩm sữa thành phẩm phần lớn đều được nhập khẩu do đối tác nước ngoài trực tiếp chỉ định.

Với tất cả các dấu hiệu trên, Bộ đã đặt nghi vấn ở đây có biểu hiện thao túng, chuyển giá từ nước ngoài trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, song việc kiểm soát, xác định yếu tố đầu vào của sản xuất, phân phối sản phẩm sữa lại rất khó khăn.

Chẳng hạn như, để chứng minh doanh nghiệp sữa vi phạm, các thông tin để so sánh sản phẩm cùng loại tại các thị trường trong khu vực ASEAN rất hạn chế. Cụ thể như việc phân phối của các hãng sữa vào các nước trong khu vực có những mức giá nào? Mức giá của các nước trong khu vực so với Việt Nam có thấp hơn hay không?

Bộ Tài chính cũng đã đề nghị các công ty sữa cung cấp thông tin về mức giá của sản phẩm sữa của các nước trong khu vực cho cơ quan quản lý.

Thông tin giá so sánh được công bố duy nhất cho đến nay mới chỉ từ nguồn tài liệu của Vụ kinh tế tổng hợp, Bộ Ngoại Giao cung cấp, theo đó, giá bán trung bình trên kilogram của các sản phẩm sữa công thức cho trẻ dưới 6 tuổi bước 1 - bước 4 ở tất cả các nhãn hàng của Việt Nam đều đang cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Trong đó, giá trung bình ở Thái Lan là 14 USD/kg, tại Philippines là 12,9USD/kg, tại Malaysia là 10,9USD/kg và ở Indonesia, giá sữa chỉ ở mức 9,5 USD/kg.

Ở Việt Nam, giá sữa trung bình lại lên tới 16 USD/kg, cao hơn Indonesia tận 68% và cao hơn Thái Lan tới 14%.

"Tuy vậy, để xem xét có hiện tượng thao túng này và có dẫn tới chuyển giá hay không thì là cả một quá trình rất thận trọng. Khi phát hiện ra vi phạm chuyển giá của doanh nghiệp sữa, Bộ sẽ công khai cụ thể", ông Tuấn nói thêm.

Nhiều chiêu lách giá trần

Trong khi chưa "xử" được doanh nghiệp sữa nào chuyển giá, Bộ Tài chính đã quyết định tiếp tục khống chế giá trần sữa kéo dài đến hết năm 2016, thay vì kết thúc vào 1/6 năm nay.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng nhìn nhận, kết quả bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn còn chưa chắc chắn và tiềm ẩn nhiều dấu hiệu biến động bất thường. Bởi các doanh nghiệp vẫn có những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.

sữa, Bộ Tài chính, giá trần, giá sữa, mặt hàng sữa, đăng ký giá, kê khai giá, trẻ em, dưới 6 tuổi, chuyển giá, gian lận, nhập khẩu, sữa-, Bộ-Tài-chính, giá-trần, giá-sữa, mặt-hàng-sữa, đăng-ký-giá, kê-khai-giá, trẻ-em, dưới-6-tuổi, chuyển-giá, gian-lận, n
Nghi vấn chuyển giá những chưa có bằng chừng

Chẳng hạn như, nhiều hãng sữa thay đổi trọng lượng, chất lượng để đăng ký giá mới, Bộ Tài chính cho biết, qua kiểm tra, thực chất vẫn chưa phát hiện được trường hợp nào mà các sản phẩm cũ- mới là một, tức là có các thành phần, vi chất giống nhau hoàn toàn. Vì vậy, trong trường hợp đó thì phần đúng vẫn thuộc về các doanh nghiệp.

Ở hai sản phẩm sữa Dutch Baby mau lớn (12x900g) và Dutch Baby mau lớn Gold 0-6 (12x900g) của Friesland Campina, loại thứ nhất có giá chỉ 221.300 đồng/hộp nhưng loại thứ hai mới ra có giá lên tới 305.420 đồng/hộp.

Sau nhiều nghi vấn về chuyện đổi tên để tăng giá, Bộ Tài chính kiểm tra hồ sơ thì vẫn thấy có sự khác nhau. Loại sữa cũ có 36 chỉ tiêu chất lượng, sữa mới có 37 chỉ tiêu. Trong thành phần cấu tạo, sữa cũ có bột sữa, bột whey khử khoáng, Galacto-oligosacharides (GOS), dầu cá (DHA), khoáng chất, Axít arachidonic. Còn sữa mới, các thành phần cũng tương tự ngoài trừ việc có đường lactose thay cho Galacto-oligosacharides ở sữa cũ nên không thể coi cả hai loại là một.

Trường hợp này cũng tương tự như nghi vấn đổi tên ở sữa Enfagrow A+4 360o Brain Plus dành cho trẻ 2 tuổi trở lên và sản phẩm Enfagrow A+4 vị Vanilla 360o Brain Plus của Mead Johnson. Loại thứ nhất có giá nhập khẩu là 223.807 đồng/hộp, còn loại thứ 2 có giá nhập khẩu là 202.541 đồng/hộp. Sữa thứ hai có 34 thành phần cấu tạo, tăng thêm 2 thành phần so với sữa thứ nhất như có thêm Prebiotics- vi chất tăng hệ miễn dịch mà sữa trước không có.

Từ năm 2014 đến nay, giá sữa đã có 2 đợt giảm mạnh.

Đợt 1, từ tháng 6/2014, sau khi được áp trần, giá sữa đã giảm từ 0,1- 34% và ổn định suốt 12 tháng.

Đợt 2, từ tháng 4/2015, các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 2 tuổi cũng đã giảm 1-5,5%, sau khi loại bỏ chi phí quảng cáo theo qu định.

Bộ Tài chính cho rằng, tổng các mức giảm này trong 1 năm qua phù hợp với tỷ lệ từ 3- 21% chi phí dành cho quảng cáo, hoa hồng trong chi phí sản xuất sữa trước đây được công bố trong kết quả thanh tra trước đây.

Phạm Huyền

Keangnam tuyên bố phá sản: Cư dân mất trắng 160 tỷ
Công an thông báo số phận 5 triệu Yen cho chị ve chai
1/1/2016: Tăng lương cho hàng triệu công chức, viên chức
Đại gia tặng hai gái phục vụ 1,2 tỷ
Ôtô 100 triệu: Rẻ nhất thế giới khó sống ở Việt Nam?
KFC: Rửa gà trên nền bê tông bẩn thỉu
Keangnam HN về tay đại gia Arập, giá 800 triệu USD
Sapa: Hàng chục khách nước ngoài bị đuổi khỏi khách sạn