Ông ‘trùm’ Trường Thành: Vật vã chưa thoát nợ ngàn tỷ
Vật vã để thoát qua khỏi thời điểm khó khăn nhất, ông trùm ngành gỗ Võ Trường Thành dường như đã có phần tự tin hơn nhưng thực tế khối nợ ngàn tỷ vẫn đè nặng trên vai vị doanh nhân này.

Tại Đại hội cổ đông Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Trường Thành (TTF), ông Võ Trường Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị TTF cho biết, hết quý I năm 2015, doanh thu TTF đạt 550 tỷ đồng, TTF đặt kế hoạch tổng doanh thu 1.830 tỷ đồng, tăng 23%; lợi nhuận trước thuế đạt 194 tỷ đồng, tăng 128% so với 2014.

Con số trên đây là sự phục hồi ấn tượng so với vài năm trước khi lợi nhuận chỉ đạt 2-3 tỷ đồng, bằng khoảng 1/1000 lần các khoản nợ của doanh nghiệp. Tổng nợ gấp khoảng 4 lần vốn chủ sở hữu.

Tại ĐHCĐ, ông Thành cho biết, TTF đã hoàn thành 70% kế hoạch tái cấu trúc trong thời gian hơn một năm qua. 30% còn lại sẽ được thực hiện ngay trong 6 tháng đầu năm 2015 với vông việc khó nhất là tái cấu trúc nợ đã cơ bản hoàn thành.

Võ Trường Thành, Gỗ Trường Thành, khó khăn, nợ nần, ngân hàng, Vietcombank, SHB, KienLongBank, Võ-Trường-Thành, ngân-hàng, nợ-nần, doanh-thu, lợi-nhuận, 2015, kế-hoạch, kinh-doanh
Có thêm đơn hàng, ông trùm đồ gỗ phấn chấn.

Trong 2014, TTF đã đàm phán bán nợ thành công khoản nợ của VCB, MBB cho DATC. Khoản nợ VIB đã thực hiện chuyển đổi thành cổ phiếu. Một số ngân hàng như Kiên Long và SHB đã chuyển sang nợ trung hạn. TTF đang đàm phán với các ngân hàng khác về các khoản nợ còn lại.

Công ty cũng đã cơ bản hoàn thành việc phát hành 40 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 10:4 để tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng.

Chia sẻ với các nhà đầu tư, ông Thành cho biết, hiện tại năng lực sản xuất phần lớn các nhà máy đã vượt qua điểm hòa vốn và triển vọng tăng dần mạnh mẽ năng suất vào cuối năm. Vì thế, "Lần này được ngồi viết thông điệp gởi đến quý cổ đông với một tâm trạng phấn chấn và nhiều kỳ vọng, một điều mà tôi chưa có được trong nhiều năm qua", ông Thành nói.

Đối diện với vô vàn khó khăn, trong gần 2 năm qua, ông Võ Trường Thành đã khá bình tĩnh để đưa DN vượt qua khủng hoảng như ông đã từng thành công khi vượt qua sóng gió vào thời kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 diễn ra, cùng lúc với thời gian chỉ thị cấm xuất khẩu gỗ được ban hành.

Mặc dù tình hình đã bớt u ám, nhưng ông Thành cũng thừa nhận, để vượt qua giai đoạn cuối cùng của kế hoạch tái cấu trúc công ty này còn rất nhiều việc phải làm.

Võ Trường Thành, Gỗ Trường Thành, khó khăn, nợ nần, ngân hàng, Vietcombank, SHB, KienLongBank, Võ-Trường-Thành, ngân-hàng, nợ-nần, doanh-thu, lợi-nhuận, 2015, kế-hoạch, kinh-doanh

Ông trùm ngành gỗ Võ Trường Thành dường như đã có phần tự tin hơn nhưng thực tế khối nợ ngàn tỷ vẫn đè nặng trên vai

Ông Thành cho biết doanh thu mảng nội địa chiếm khoảng 55% trong tổng doanh thu quý I. Và trong thời gian tới, tỷ trọng mảng nội địa sẽ "lên ngôi" và chiếm khoảng 60-70% doanh thu của TTF. Theo ông Thành, phát triển thị trường nội địa là một nhiệm vụ quan trọng để giảm sự lệ thuộc vào xuất khẩu nhằm đề phòng trường hợp có biến động như thời gian qua.

Với hoạt động xuất khẩu, tổng đơn hàng của TTF đã đạt hàng chục triệu USD. Trong bối cảnh nếu Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, TTF có thể sẽ bán được thêm nhiều hàng với giá cao hơn. Các khách hàng quốc tế mới có thể sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng lợi thế TPP.

Thoát khỏi thời điểm khó khăn nhất, nhơ TTF đã đàm phán thành công với cả chục ngân hàng về phương án gỡ khó cho công ty. Nợ được kéo dài, doanh nghiệp nhiều khả năng lại thành công với kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn. Thuận lợi là khá nhiều.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, không ít người vẫn lo lắng về những khoản nợ của doanh nghiệp này. Nợ đã được gia hạn nhưng vẫn còn đó. Tính tới cuối 2014, TTF vẫn có tổng nợ gần 2,8 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 2,6 nghìn tỷ đồng, cao gần gấp đôi vốn điều lệ và gấp khoảng 2,3 lần vốn chủ sở hữu.

Dòng tiền đang trở lại với TTF nhưng so với các năm trước đó doanh thu vẫn còn khá thấp. Năm 2014 doanh thu của doanh nghiệp đạt chưa tới 1,5 nghìn tỷ, thấp hơn nhiều so với con số 3,1 nghìn tỷ đồng năm 2011 và 2,7 nghìn tỷ đồng năm 2012. Hậu quả của việc phát triển nóng, đầu tư dàn trải có lẽ cần thêm nhiều thời gian để giải quyết.

Mạnh HàThương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam

KFC: Rửa gà trên nền bê tông bẩn thỉu
Kéo dài thời gian áp trần giá sữa đến hết 2016
Keangnam HN về tay đại gia Arập, giá 800 triệu USD
Sapa: Hàng chục khách nước ngoài bị đuổi khỏi khách sạn
Đại gia tặng hai gái phục vụ 1,2 tỷ
Ôtô 100 triệu: Rẻ nhất thế giới khó sống ở Việt Nam?
Công an thông báo số phận 5 triệu Yen cho chị ve chai