Cuối tuần qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2015. Bên cạnh những kết quả tích cực ở nhiều chỉ tiêu cơ bản, một số rủi ro tiềm ẩn cũng được đặt ra để xử lý.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank nhấn mạnh đến những hạn chế của ngân hàng mình trong lần đầu tiên tổ chức tường thuật trực tiếp hội nghị về hoạt động ra bên ngoài. |
Tại hội nghị, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank, nhấn mạnh đến những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình phát triển của ngân hàng, phải tập trung giải quyết trong thời gian tới.
Tính đến 30/6/2015, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank ở mức cao so với bình quân toàn hệ thống ngân hàng, tăng 6,52%. Tuy nhiên, theo ông Nghiêm Xuân Thành, tăng trưởng tín dụng vẫn chủ yếu tập trung ở ngoại tệ và kỳ hạn dài dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế các dịch vụ ngân hàng và tạo áp lực rủi ro về thanh khoản.
Đây được xem là vấn đề lớn mà Vietcombank xác định sẽ cân đối lại trong thời gian tới. Cùng đó, tăng trưởng tín dụng trung dài hạn tăng lên khá mạnh (từ 36% lên trên 40%) cũng có thể gây áp lực thanh khoản, theo cảnh báo của ông Nghiêm Xuân Thành.
Tuy nhiên, về tổng thể, Vietcombank đang có được những cân đối khác cần thiết để tập trung xử lý hai hạn chế trên.
Cụ thể, cho đến nay đây vẫn là ngân hàng thương mại có năng lực huy động vốn ngoại tệ tốt nhất trong hệ thống. Đầu quý 2 vừa qua, Vietcombank cũng đã cụ thể hóa lợi thế này bằng giao dịch đầu tư 1 tỷ USD vào trái phiếu Chính phủ.
Cùng đó, dù áp lãi suất thấp nhất trong hệ thống, nhưng tăng trưởng huy động vốn vẫn tiếp tục ở mức cao, đặc biệt là sự gia tăng cấu phần vốn huy động chi phí thấp. Đến 30/6/2015, tổng huy động vốn của Vietcombank đạt 455.715 tỷ đồng, tăng 7,67% so với năm 2014. Kết quả này giúp duy trì hệ số cho vay so với huy động (LDR) tiếp tục ở mức thấp nhất trong khối ngân hàng quốc doanh, chỉ ở khoảng 75%, giúp giảm bớt áp lực rủi ro thanh khoản được cảnh báo từ hai hạn chế trên.
Một cảnh báo khác mà Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank nhấn mạnh đến là chất lượng tín dụng và tiến độ thu hồi nợ xấu theo kế hoạch.
“Chất lượng tín dụng đã thực sự ở mức đáng lo ngại, nợ xấu và lượng trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất từ trước tới nay. Kết quả thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Rủi ro đạo đức không còn đơn lẻ, cá biệt mà đã được nhận diện ở một số chi nhánh, mà không dừng lại ở cấp cán bộ mà còn lan sang cấp lãnh đạo chi nhánh. Kỷ luật kỷ cương tại một số chi nhánh chưa nghiêm”, ông Nghiêm Xuân Thành điểm lại tại tại hội nghị.
Báo cáo của Vietcombank cho thấy, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể so với cuối quý 1/2015 (từ 2,97% xuống 2,43%), nhưng so với cuối năm 2014 là đáng chú ý khi con số tuyệt đối nợ xấu đã tăng thêm 1.006 tỷ đồng.
Ngược lại, sau kỷ lục thu hồi nợ xấu 2014, trong nửa đầu năm nay Vietcombank tiếp tục thu hồi được 1.012 tỷ đồng. Dù vậy, kết quả này được lãnh đạo ngân hàng xem là hạn chế, vì mới chỉ đạt được 34% kế hoạch cả năm.
Có một điểm đáng chú ý trong tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank là mức độ “cô đặc” sát với thực tế. Một mặt, nợ xấu không bị “phân tán” nhiều sang VAMC (kế hoạch nửa đầu năm nay chỉ bán 1.000 tỷ đồng, trong khi một số ngân hàng quốc doanh khác đăng ký bán tới 4.000 - 8.000 tỷ đồng). Mặt khác, cơ chế phân loại nợ được xác định ở các tiêu chuẩn cao.
Và như đã thể hiện từ năm 2014 đến nay, Vietcombank tiếp tục là một trong số ít ngân hàng thương mại có tỷ lệ trích lập dự phòng so với số dư nợ xấu rất cao. Đến cuối quý 2/2015, tỷ lệ này đã lên tới khoảng 90%. Nói cách khác, ngân hàng này có nguồn lực dự phòng để chủ động gần như hoàn toàn trong xử lý nợ xấu.
Nhưng việc gia tăng trích lập dự phòng nói trên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận. Điều này cũng giải thích vì sao những kỳ gần đây lợi nhuận của Vietcombank khiêm tốn so với các “ông lớn” quốc doanh khác.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước dự phòng của Vietcombank vẫn đạt mức cao với 6.035 tỷ đồng (tăng 16,6% so cùng kỳ), nhưng do trích lập dự phòng tới 2.995 tỷ đồng, lợi nhuận báo cáo còn lại 3.040 tỷ đồng (tăng 9,45% so cùng kỳ).
Trước đó, trao đổi với VnEconomy bên lề đại hội đồng cổ đông đầu năm nay, ông Nghiêm Xuân Thành dự tính rằng, kế hoạch lợi nhuận 2015 là trong tầm tay, nhưng quan điểm của Vietcombank là vẫn đặt yêu cầu an toàn, chắc chắn trong hoạt động lên hàng đầu.
Đến nay, kết quả lợi nhuận của ngân hàng này vẫn đảm bảo tiến độ, 6 tháng đầu năm đã đạt 50,7% kế hoạch năm, theo chỉ tiêu đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
Minh ĐứcThương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam