Tòa kiến trúc chính (hondo) của Chùa Kiyomizu treo trên sườn đồi
Kiyomizu dera, âm Hán Việt là Thanh Thủy tự (chùa Thanh Thủy), có nghĩa là chùa có dòng nước trong xanh. Chùa được đặt tên theo thác nước dưới chân núi Otowa, nằm trong khuôn viên chùa. Thác nước này tuy nhỏ nhưng nước chảy quanh năm và được xem là một trong mười thác nước sạch, linh thiêng nhất ở Nhật. Chùa nằm phía Đông thành phố Kyoto, Nhật Bản.
Chùa được xây dựng vào năm 778, và là một trong ba ngôi chùa xưa nhất, nổi tiếng nhất ở thành phố Kyoto, Nhật Bản. Hầu như quanh năm chùa lúc nào cũng có đông đảo tín đồ hành hương và khách tham quan. Tượng được thờ ở chánh điện là tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn. Cùng với chùa Asakusa ở Tokyo, đây là hai chùa nổi tiếng về sự linh thiêng mầu nhiệm của đức Quan Âm từ ngàn xưa.
du khách đến thăm Thanh Thuỷ Tự
Sàn sân chùa làm bằng gỗ, cao hơn 12 mét, được dựng trước chánh điện của chùa, rất hùng vĩ nhưng cũng rất thanh thoát. Chánh điện và sàn sân được xây dựng vào năm 1633, được liệt vào hàng quốc bảo của Nhật. Năm 1994, toàn bộ khuôn viên chùa Thanh Thủy đã được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hóa Thế giới.
Nói đến chùa Thanh Thủy không thể không nhắc đến tên tuổi của cố Hòa thượng Onishi Ryoken (1875-1983), người trụ trì và có công rất lớn đối với chùa Thanh Thủy thời cận đại, là một trong những người có tuổi thọ cao nhất ở Nhật và cũng là một trong những vị tu sĩ rất có cảm tình với Việt Nam. Trước năm 1975, Hòa thượng Onishi cực lực phản đối sự tham chiến của quân đội Mỹ vào Việt Nam. Đặc biệt, năm 1969, khi hay tin Bác Hồ mất, Hòa thượng Onishi (lúc bấy giờ 96 tuổi) đã làm một bài thơ chữ Hán theo kiểu thất ngôn tứ tuyệt. Chính tay Ngài đề bài thơ lên một khổ giấy lớn để tỏ lòng kính tiếc trước sự ra đi của Bác Hồ. Khi viết xong bài thơ, Hòa thượng đã nhờ người mang sang Việt Nam nhưng có lẽ do giao thông cách trở, bài thơ đó đã không được chuyển đến Việt Nam theo như ý nguyện của Ngài.
Đúng 20 năm sau, vào năm 1989, đệ tử của Hòa thượng Mibu Shojun (một người bạn tâm giao của Hòa thượng Onishi), trụ trì chùa Hoa Tạng ở Tokyo, đã tìm thấy bài thơ này được cất giữ cẩn thận trong kho lưu trữ của Ngài. Sau khi biết được đây là thủ bút của cố Hòa thượng Onishi, môn đồ của Hòa thượng Mibu đã trao trả bài thơ đó về cho chùa. Ngày 24/10/1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, chùa Thanh Thủy đã long trọng tổ chức lễ trao bài thơ truy điệu đó cho Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản lúc bấy giờ là Đại sứ Võ Văn Sung, với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Bài thơ đó hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Phiên âm Hán-Việt của bài thơ:
Cứu quốc chân nhân thăng bích không
Mê đồ dân chúng khốc bi trung
Cổ kim hi kiến lão anh kiệt
Nhất diệp phong phiên thu sắc mông.
Nhật Bản tăng
Diêu điệu Hồ Chí Minh đại thống lãnh các hạ thệ khứ
Cửu thập lục tẩu
Tạm dịch:
Người thực sự cứu nguy dân tộc đã trở về cõi vĩnh hằng
Toàn dân tộc đang trong lầm than khóc thương Người
Xưa nay tôi chưa từng thấy vị hào kiệt nào vĩ đại như Người
Than ôi ! Gió cuốn một chiếc lá bay đi làm cho mùa Thu thêm ảm đạm.
Lão tăng Nhật Bản, 96 tuổi, truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Lê Đức Lưu - Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka
(Theo Bộ Ngọai Giao Việt Nam)!Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam