1. Bán quần áo online
Hoa, ở quận Tân Bình, từng quán quần áo thuê tại chợ Bến Thành (TP HCM) với mức lương tháng 3 triệu đồng (bao ăn uống). Tiền gửi về cho gia đình và dành dụm chẳng được là bao. Điều này khiến Hoa trăn trở và quyết định mở cửa hàng quần áo trên mạng.
Để hiệu quả và tránh rủi ro cô đăng ký mở shop miễn phí trên website thương mại điện tử, đồng thời quảng bá sản phẩm trên Facebook cá nhân. Với cách thức này Hoa không mất tiền mở cửa hàng hay thuê kios online.
Có kinh nghiệm lựa chọn quần áo và bán hàng nên thay vì chọn với số lượng nhiều, mỗi sản phẩm Hoa chỉ lấy 1-2 cái. Với số vốn đầu tư trên chục triệu đồng, Hoa có thể chọn được nhiều mẫu mã sản phẩm. Nếu số lượng khách hàng đặt nhiều Hoa mới tiếp tục lấy thêm để tránh hàng tồn kho.
Thời gian đầu, khách hàng chưa biết đến sản phẩm thì lợi nhuận không cao. Sau vài tháng, với tốc độ chia sẻ trên mạng ngày càng cao khiến lượng khách tại shop online của Hoa gia tăng mạnh.
“Một tháng tôi có thể kiếm được trên chục triệu đồng từ bán quần áo. Tích lũy dần dần, mỗi tháng tôi đều có tiền dư giả và trích ra khoảng 5 -10% để mua quảng cáo trên website thương mại điện với mong muốn có thêm khách hàng”, Hoa nói.
Cho tới nay, nhờ bán hàng qua mạng mà Hoa luôn có 300 khách hàng quen thuộc. Mỗi lần có sản phẩm mới, hoặc ưu đãi Hoa dễ dàng gửi tin nhắn đến toàn bộ khách hàng.
2. Cửa hàng trái cây
Chị Thanh, chủ một cửa hàng trái cây nhỏ ở gần chợ Văn Thánh chia sẻ trái cây là mặt hàng khá gọn nên không cần thuê mặt bằng lớn, chỉ cần loại có chi phí 2-3 triệu đồng mỗi tháng. Số vốn còn lại dùng để mua trái cây. Nên chọn những loại mà người tiêu dùng ưa thích và phù hợp với cúng bái ngày lễ.
Khi bán sản phẩm, nên thăm dò các cửa hàng kế bên về giá để có mức ưu đãi hấp dẫn. “Vì đây là mô hình dòng tiền xoay vòng nhanh nên không lo hết vốn.
Để có thêm lượng khách hàng lớn, thay vì chỉ bán lẻ, tôi còn kết nối với khách hàng là công ty để cung cấp các đơn hàng về trái cây. Nhờ vậy, doanh thu cửa cửa hàng mỗi tháng tới vài chục triệu đồng”, chi Thanh chia sẻ.
Chị Thanh còn cho biết thêm, để có trái cây ngon, ngoài việc lấy hàng sớm ở chợ đầu mối thì cũng cần có cách bảo quản tốt. Chẳng hạn như nho, thay vì lấy sản phẩm thật để trưng bày thì chị chọn cách giới thiệu hàng bằng chùm nho nhựa.
“Những sản phẩm này để trời nóng sẽ không còn tươi. Khi khách hàng hỏi, tôi sẽ lấy hàng thật được trữ trong tủ mát cho khách hàng. Nhờ thế mà khách quen mỗi lần ghé mua họ lấy cả vài kg”, chị Thanh nói thêm.
3. Cửa hàng đồ ăn vặt mang đi
Đồ ăn vặt là món ăn ưa thích của giới trẻ. Bán đồ ăn vặt mang đi cũng là cách tiết kiệm mặt bằng, giảm bớt chi phí đầu tư bàn ghế mà lại thu hồi vốn nhanh.
Chú Viên, chủ cửa hàng bánh tráng trộn ở quận 3 (TP HCM) cho biết, mô hình bán đồ ăn vặt chỉ cần 5-7 triệu là có thể làm được. Không nhất thiết phải thuê mặt bằng lớn và khu mặt tiền mà điều cốt yếu là sản phẩm phải ngon và bán ở khu đông học sinh sinh viên.
Còn nếu ai có nhà ở mặt tiền thì có thể tận dụng một khoảng nhỏ để mở. Vì là sản phẩm mang đi nên rất tiện lợi trong khâu bán. Chi phí để làm ra sản phẩm không cao, tuy nhiên, lãi từ đồ ăn vặt có thể lên tới 50% trên tổng doanh thu.
“Cửa hàng của tôi chỉ rộng vài m2 nhưng từ 15h chiều trở đi là khách nối đuôi nhau lấy số mua hàng. Ban đầu chỉ có 2 vợ chồng bán nhưng giờ phải thuê thêm người làm mới có thể đáp ứng nhu cầu cửa khách. Nhờ thế, mỗi ngày cửa hàng của tôi lãi thu được hơn một triệu đồng”, chú Viên chia sẻ.
Chủ cửa hàng bánh tráng trộn này còn cho biết,vì là sản phẩm ăn hằng ngày nên chỉ lấy hàng với số lượng vừa đủ. Khi có đơn đơn hàng, bạn mới bắt đầu chế biến thành phẩm vì như vậy sẽ không lo tồn kho và hư hỏng.
4. Quán nướng vỉa hè
Vào buổi tối, vỉa hè là nơi được khá nhiều giới trẻ ưa thích để tụ tập ăn uống. Đây cũng chính là những địa điểm có giá thuê mặt bằng không cao, chỉ vài triệu đồng một tháng.
Luân, một chủ quán nướng ở vỉa hè đường Trần Não (quận 2) cho biết, với số vốn 15 triệu đồng, chàng trai này trích khoảng 3 triệu đồng để thuê mặt bằng ở vỉa hè mỗi tháng. Để tiết kiệm, Luân tìm nguồn hàng thanh lý bàn ghế nhựa giá rẻ khoảng 3 triệu đồng 10 bộ, 9 triệu còn lại để mua thực phẩm và trả tiền nhân viên thuê theo giờ.
“Quán nướng xiên que của tôi vì có chi phí đầu tư thấp nên giá mỗi xiên bán ra thấp hơn 20-30% so với các quán khác. Đây cũng là lý do mà mỗi tối tôi có thể có hàng trăm khách ra vào”, Luân nói.
Luân cũng cho biết, sau một năm hoạt động, từ số tiền nhỏ chàng trai đã tích lũy được khoản lớn hơn và có thể mở rộng mô hình theo ý muốn. Tuy nhiên, Luân cũng nhấn mạnh, để quán nướng hấp dẫn thực khách, ngoài vị trí thì các món ăn cần đảm bảo vệ sinh và không gian phải thoáng đãng.
Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam