Đến với đất nước Triệu Voi.
Lào (tên chính thức: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ) là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á. Lào có biên giới giáp với các nước Myanma và Trung Quốc phía Tây Bắc, Việt Nam ở phía Đông, Campuchia ở phía Nam, và Thái Lan ở phía Tây. Người Việt Nam còn biết đến đất nước Lào với một tên gọi thân thương là đất nước “Triệu Voi” hay “Vạn Tượng”, ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao, Lão Qua.

Đất nước Lào xinh đẹp cũng không ít những thắng cảnh nổi tiếng, những vùng núi hoang sơ và các vùng quê thanh bình. Những kiến trúc cổ kính, trang nghiêm của chùa tháp có ở khắp các bản mường trên đất nước Lào. Điển hình là ở giữa lòng thủ đô Viêng Chăn có tháp Thatluong trang nghiêm, có chùa Sisaket, chùa Hophakeo…, ở cố đô Luông Pha Băng có chùa Xiengthong, còn nổi tiếng ở nam Lào là Wat Phu tỉnh Pakse. Và còn có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác…vv

Phật giáo là điều không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh của con người Lào. Từ cuối thế kỷ 17, Phật giáo chính thức được công nhận là Quốc Giáo và được đưa vào chương trình giáo dục ở các trường học ở Lào. Phật giáo có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cuộc sống và lối sinh hoạt của nhân dân Lào, thể hiện nhiều nhất qua hoạt động tham gia giao thông và phong cách phục vụ, giao tiếp, người Lào lúc nào cũng chậm rãi, nhẹ nhàng và thân thiện.

Trên các đường phố, người dân thường có mặt từ rất sớm để đón chào, kính lễ, cúng dường chư tăng đi khất thực. Mọi người đều thành tâm kính Phật, trọng Tăng, không kể tầng lớp, tuổi tác. Người Lào được giáo dục từ rất nhỏ về niềm tin đối với đạo Phật  bằng những việc làm thực tế trong sinh hoạt hàng ngày, vì vậy lối sống chan hòa, tâm niệm từ bi, hỷ xả theo lời dạy của đức Phật đã ăn sâu vào tư tưởng tiềm thức của con người nơi đây.

Các lễ hội và phong tục tập quán được tổ chức đều mang đậm bản sắc dân tộc của đất nước triệu voi. Mỗi năm có ít nhất là mười hai lễ hội diễn ra ở các tháng trong năm. Với ý nghĩa tâm linh của người Lào thì các lễ hội đó thường được gọi chung là Bun nghĩa là “phước”, và làm Bun nghĩa là làm phước để được hưởng phước. Cũng giống như đất nước Việt Nam thì lễ hội được chia làm hai phần: phần lễ là phần nghi thức do chính con người đặt ra để giao cảm với thần linh và phần hội chủ yếu là vui chơi, giải trí.

Ấn tượng nhất vẫn là Bun pimay (tết Lào) hay là hội té nước được diễn ra vào giữa tháng tư hàng năm, dưới cái nóng oi ả của mùa hè tại nơi đây người dân té nước với ý nghĩa để cầu may, cầu bình yên cho cả năm. Đầu tiên họ tưới nước lên các tượng Phật, sau đó còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa, rồi đến những người xung quanh. Trong những ngày này, người dân còn xây tháp cát, phóng sinh, ăn món lạp, hái hoa tươi, buộc chỉ cổ tay. Với người Lào, những phong tục trong lễ hội Bunpimay đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc cho cuộc sống, là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.

Lễ hội té nước ở Lào

Cuộc sống tinh thần của người Lào rất phong phú, được thể hiện trong truyền thống yêu thích ca hát. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu của đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhiều người thường nói đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Lào đó là “ăn sôi, thổi khèn và ở nhà sàn”.  Từ những trẻ thơ cho tới các cụ già đều thích ca hát và múa những làn điệu truyền thống của dân tộc mình theo điệu nhạc du dương.

Đến với đất nước Lào, ngoài chùa, tháp cổ kính, những lễ hội đậm đà bản sắc … thì không thể không nhắc tới những điệu múa Lăm Vông. Múa Lăm Vông thường được tổ chức ở các sinh hoạt văn hoá cộng đồng như lễ hội, đám cưới, đón khách quý … điệu múa nhịp nhàng, uyển chuyển của những con người thân thiện, hiếu khách luôn làm lưu luyến những ai đã từng đặt chân tới đất nước Lào.

Lào và Việt Nam là hai nước cùng nằm trong cộng đồng các nước Đông Nam Á ASEAN, có mối quan hệ bang giao, hữu hảo từ lâu đời. Trải qua các giai đoạn lịch sử với biết bao gian nan, thử thách, đầy hy sinh và gian khổ nhưng tình hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam không hề phai nhạt mà trái lại ngày càng phát triển vững chắc, trở thành mối quan hệ mẫu mực, vô cùng trong sáng và hiếm có trên thế giới..Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt namViết Cương