Sư thầy Thích Truyền Tứ một trái tim nhân ái
Được gặp sư thầy Thích Truyền Tứ tại Đại hội Hội chữ thập đỏ Thành Phố Hồ Chí Minh lần thứ V (nhiệm kỳ 2011- 2016). Nhà sư mời tôi ghé thăm ngôi chùa Huyền Trang (nơi sư thầy trụ trì). Chùa Huyền Trang (chùa Lá cũ) ngụ tại Cù lao thuộc huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm nhân đạo Huyền Trang ủng hộ quỹ học bổng Vừ A Dính

Điều đặc biệt ở ngôi chùa này người trụ trì là vị chân tu vừa gắn đời mình cho đạo pháp vừa tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, xã hội… Nơi đây không chỉ là nơi tu học của các nhà sư mà còn là nơi nuôi dưỡng 40 trẻ cô nhi, các em là những đứa bé bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ, không người nuôi dưỡng. Thầy đã nuôi dưỡng, lo ăn, lo mặc, cho đi học. Ngoài việc cho đến trường, thầy còn mời các giáo viên về chùa dạy thêm cho các em học thêm ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Việt, học võ để rèn luyện sức khỏe, sự kiên trì, khôn khéo và bản lĩnh. Vào dịp hè thầy tổ chức cho các em tham quan ở Đầm Sen, Suối Tiên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Đà Nẵng nhằm giáo dục cho các em yêu quê hương đất nước. Các em được sống trong tình yêu thương đùm bọc và chở che của thầy. Với tâm niệm làm mọi việc có thể làm được, giúp ích cho đời, cho những người kém may mắn vơi đi phần nào nỗi khổ, nên thầy đã tận tâm, tận lực, sống vị tha, với trái tim nhiệt huyết chan chứa tình yêu thương con người, tu theo hạnh nguyện Bồ Tát, từ bi thương xót cứu độ chúng sanh và cũng là học tập truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “ lá lành đùm lá rách”… thầy đã vận động mọi người tham gia ủng hộ 18 chương trình từ thiện nhân đạo do thầy tổ chức. Mỗi năm thầy đã vận động 40 đến 50 chuyến cứu trợ thiên tai, bão lũ, tặng quà tết cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, những nơi cuộc sống của bà con còn cơ cực, những nạn nhân chất độc da cam ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Bến Tre, Khánh Hòa. Với các chương trình “Làm nhà tình nghĩa, làm cầu, làm đường, cấp học bổng, máy vi tính, xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học, cấp xe lăn, xe lắc cho các cháu khuyết tật, ủng hộ kinh phí cho các cháu được mổ tim, ủng hộ chương trình mổ mắt đục thủy tinh thể cho các cụ...”, chương trình “Vì nhịp tim đất Quảng”, ủng hộ thuốc cho đoàn bác sỹ Chữ thập đỏ khám bệnh cho dân nghèo…



Với sư thầy có đi mới có trải nghiệm, mới được nhìn thấy, mới thấm thía nỗi khổ của bà con mình. Trong những chuyến đi ấy, lúc cứu đói do hạn hán, mất mùa lên vùng Cao nguyên đất đỏ, vô vùng sâu, vùng xa, đến với bà con dân tộc ít người phương tiện vận chuyển hàng phải tăng bo hai ba chặng đường có lúc phải huy động xe công nông, xe honda để vận chuyển hàng phát hàng tận tay bà con, hay khi mùa lũ đến vất vả trong những chuyến đi bởi vòng vây của thiên tai, trở ngại về giao thông, phương tiện, đường xá. nơi “rốn lũ” phải chuyển hàng giữa biển nước mênh mông bằng những chiếc ghe đến từng căn nhà ngoi trên mạt nước, chỉ nhấp nhô phần mái, nơi người dân phải trổ mái nhà, chìa những cánh tay ra để đón nhận những phần quà cứu trợ. Thầy nói:”Thương lắm những nỗi gian truân, cơ cực của người dân nên tôi nguyện sẽ làm những việc có ích cho đời đến khi nào không còn sức để làm thì thôi. Việc làm của tôi có thấm gì đâu, cha anh mình đã đổ biết bao xương máu để giành độc lập, xây dựng đất nước. Còn tôi chỉ đổ mồ hôi, chút công sức và thời gian thôi. Giúp được cho người dân bớt đi khó khăn tôi thấy vui”. Hàng tháng tại chùa thầy còn tổ chức bữa cơm cho 60 cụ gìa, giúp đỡ thường xuyên cho 16 nạn nhân da cam. Nhiều năm qua thầy đã tự thân vận động để có nguồn quỹ và đã đi tới mọi miền đất nước để được gặp gỡ, để được thăm hỏi và tận tay mình trao cho những người khó khăn cần sự trợ giúp. Năm 2010, thầy đã tổ chức cứu trợ 47 chuyến, cấp 97 suất học bổng, 10 máy vi tính, đi cứu trợ các tỉnh khi có thiên tai 8.670 phần quà, hỗ trợ 30 ca mổ mắt, hỗ trợ thực hiện 9 ca mổ tim (mỗi ca từ 50 triệu đến 110 triệu đồng), làm 2 căn nhà tình nghĩa, tổ chức đoàn bác sĩ khám và phát thuốc miễn phí cho 6.612 người, cấp 47 xe lăn cho người khuyết tật, 270 cái mền, 5.100 bộ quần áo, hỗ trợ viện phí cho 97 bệnh nhân, ủng hộ và tặng quà cho 112 cơ sở nuôi dạy trẻ cô nhi, người già, người khuyết tật, cấp 138 tấn gạo… Tổng kinh phí trên 6,5 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2011, thầy đã thực hiện những chuyến ủy lạo và những chương trình ủng hộ trợ giúp cho những mảnh đời bất hạnh với tổng trị giá trên 5,5 tỷ đồng.

Thượng toạ Thích Truyền Tứ, Trung tâm nhân đạo Huyền Trang tặng quà cho bà con Việt Kiều nghèo vùng Biển Hồ, Vương quốc Campuchia

Suốt 13 năm qua sư thầy đã có nhiều nỗ lực, vận động nhiều tấm lòng nhân ái cùng chung tay góp sức để được sưởi ấm những tấm lòng, để được sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn và kém may mắn. Đó cũng là niềm tin, sự gửi gắm của những phật tử, những doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã đóng góp ủng hộ cho thầy để làm những việc đầy ý nghĩa và nhân văn đó.

Với vai trò là thành viên Hội đồng Bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, thầy đã tham gia hưởng ứng tích cực trong các phong trào thi đua do Trung ương Hội phát động như: cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, chương trình “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”… các Hội nghị, hội thảo, tổng kết, đại hội, chương trình “Sức mạnh nhân đạo” hàng năm thầy đều tham gia đầy đủ và tích cực thể hiện tấm lòng và trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển tổ chức nhân đạo của đất nước.

Thượng tọa Thích Truyền Tứ cùng Trung tướng So - Phan, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Vương Quốc Campuchia phát quà cho dân nghèo Campuchia.

Thượng tọa Thích Truyền Tứ cùng Trung tướng So - Phan, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Vương Quốc Campuchia phát quà cho dân nghèo Campuchia.


Có thể nói Sư thầy Thích Truyền Tứ là một con người bình dị, một tấm gương tiêu biểu của người tu sĩ trong hoạt động nhân đạo, thầy không ngại gian khó bằng cái tâm và trái tim nhân ái, với đôi chân không biết mệt mỏi thầy đã đi đến những nơi khó khăn, bão lũ, thiên tai để được sưởi ấm cho những tấm lòng, sẻ chia với những số phận kém may mắn vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Nghĩa cử cao đẹp đó luôn sáng mãi với thời gian, tô thắm thêm truyền thống nhân ái cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Thầy đã được Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh tôn vinh 6 lần “Hoa việc thiện”. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng nhiều Bằng khen vì có nhiều đóng góp trong hoạt động nhân đạo.

Chia tay sư thầy tôi ra về mang theo hình ảnh cuả một bậc tu hành với  tấm lòng nhân ái và nghĩa cử cao đẹp luôn nỗ lực để làm “tốt đạo, đẹp đời” của sư thầy Thích Truyền Tứ đáng được trân trọng và khả tính, xã hội cần tôn vinh.Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt

Tuệ Minh-Ngọc Ánh