Chùa Phước Long được xây dựng từ năm 1965. Ban đầu, chùa Phước Long chỉ là một ngôi tịnh thất nhỏ, lợp tole và lá để che mưa nắng. Năm 1974, thầy Thích Nhật Phát về trụ trì và bắt đầu cho tu sửa ngôi chùa. Lúc này, chùa Phước Long vẫn là một nơi hẻo lánh, ít người qua lại viếng thăm. Thầy Thích Nhật Phát khi đó cùng đệ tử Thiện Hảo – sau này là Thầy Thiện Hảo, trụ trì chùa Hội Sơn – phải mưu sinh bằng công việc nhà nông như cấy lúa, trồng hoa…Mỗi mùa tết, hai thầy trò lại mang hoa ra chợ bán để kiếm chút tiền sắm sửa nhà chùa. Mặc dù khó khăn, thiếu thốn đủ bề, Hòa thượng Thích Nhật Phát vẫn đều đặn hàng ngày vượt sông trên chiếc xuồng lá cũ để đưa thầy Thiện Hảo đến với con đường học vấn.
Năm 1975, cùng với nạn đói của cả nước, Thầy trò chùa Phước Long lâm vào cảnh khốn cùng, thiếu thốn đủ bề. Năm 1979, thiên tai địch họa tràn lan, ngay cả miếng tương chấm rau luộc nhà chùa cũng không có. Trong hoàn cảnh éo le, ngặt nghèo (hai thầy trò chỉ vỏn vẹn một nắm gạo độn sắn ăn với muối), thầy Thích Nhật Phát vẫn luôn giữ vững lòng kiên định, một long hướng về cõi Phật, âm thầm dìu dắt đệ tử vượt qua khó khăn vật chất để bám trụ chùa Phước Long. Cuối năm 1979, thầy Thích Nhật Phát đã gửi thầy Thiện Hảo đến Phật học viện Giác Ngộ, Chợ Lớn để tu học.
Cũng trong thời gian đó, thầy Thích Nhật Phát tiếp nhận chùa Hội Sơn song song với việc tu bổ chùa Phước Long. Bằng cố gắng không ngừng nghỉ, Thầy đã xây dựng chùa Hội Sơn thành di tích lịch sử cấp Quốc gia, sau này giao lại cho thầy Thiện Hảo làm trụ trì. Thầy trở về chùa Phước Long, bắt đầu mở ra một thời kỳ mới cho chùa Phước Long.
Bằng khen, giấy khen của hoà thượng được các cơ quan, ban ngành trao tặng |
Chính vì nằm ở vùng hẻo lánh, ít được sự quan tâm qua lại nên chùa Phước Long xuống cấp trầm trọng. Thầy Thích Nhật Phát ngoài việc giảng kinh ở khắp nơi, đã không ngừng vận động các tổ chức, phật tử quan tâm đến chùa Phước Long. Thầy đã dành dụm tích góp mua thêm của UBND TPHCM 7.000m2 đất để mở rộng và trùng tu khuôn viên chùa. Chùa Phước Long mới có chiều dài 80m, chiều rộng 25m, gồm 3 gian bằng gỗ căm xe Myanma, tổng cộng hơn 1500 khối gỗ.
Một góc không gian trong chùa Phước Long |
Tâm nguyện trùng tu chùa Phước Long của Thầy Thích Nhật Phát đã thành hiện thực. Giờ đây, ngôi chùa này đã nằm trong top 10 thương hiệu du lịch tâm linh tốt nhất Việt Nam. Thầy làm điều ngày ngoài cái tâm với nhà Phật còn mong muốn lưu giữ được ngôi chùa cổ tự đã trãi qua bao biến cố lịch sử. Từ chùa Phước Long, bao nhiêu thế hệ tu thân đã được rèn luyện, nơi đây cũng trở thành địa chỉ hành thiện tích đức của nhiều chúng phật tử dưới sự dẫn dắt của Thầy Thích Nhật Đức.
Từ năm 2000 đến nay, nhà chùa luôn di trì việc đãi cơm chay và nước uống cho quý phật tử gần xa ghé thăm. Bên cạnh đó, nhà chùa còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương bằng việc đưa rước phật tử sang sông viếng Phật. Năm 2014, chùa quyên góp gần 700 triệu đồng cho quỹ người nghèo phường Long Bình, ủng hộ cho Hội Khuyến Học, Hội Chữ thập đỏ…hàng trăm triệu đồng, hỗ trợ gần 40 căn nhà cho người dân nghèo cho các tỉnh…cùng nhiều hoạt động ủng hộ lớp Sơ cấp Phật học Quận 9 khác.
Chính những sự cố gắng sống tốt đời đẹp đạo đó, Hòa thượng Thích Nhật Phát, đã được tuyên dương là Doanh nhân tiên phong thời đại, Doanh nhân xuất sắc trong công tác từ thiện, được Unesco chọn làm Đại sứ Đại Đức Toàn Cẩu. Tấm gương thầy Thích Nhật Phát đã làm rạng danh nhà Phật Việt Nam, mở ra biết bao con đường tu thân dưỡng tính cho các phật tử.
Xuất thân từ một người lao nông, trãi qua biết bao thăng trầm, biến cố của thời cuộc, Thầy Thích Nhật Phát chưa bao giờ có ý định từ bỏ con đường phật pháp, luôn hướng về cõi Phật. Thầy chính là tấm gương sáng để lớp lớp các thế hệ trẻ noi theo. Đến nay, đã ngoài 70 tuổi, Thầy vẫn lặng lẽ với nhiều công tác từ thiện gần xa. Thật đúng là ánh dương sáng của đời!