An nhiên dưới cội bồ đề
Nằm sâu trong một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, cạnh khu chế xuất Tân Thuận là ngôi chùa Giác Huệ, nơi được nhiều người biết đến bởi có một vị cao tăng thạc đức là Hoà thượng Thích Viên Giác trụ trì.
Hoà thượng Thích Viên Giác trụ trì chùa Giác Huệ, quận 7, TP. HCM

Hoà thượng Viên Giác sinh năm 1928 tại xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) trong một gia đình trung nông. Thuở nhỏ, Hoà thượng ở nhà được cha mẹ cho đi học chữ nho 5 năm, năm 15 tuổi, Hoà thượng xuất gia tu hành tại chùa Kim Huê, tỉnh Sa Đéc. Sau 5 năm học kinh, luật tại chùa Kim Huê. Năm 1951, Hoà thượng thọ giới tỳ kheo tại chùa Giác Ngộ, quận 10, Sài Gòn. Lên Sài Gòn, thầy tiếp tục tu học tại Phật Học Đường Nam Việt tám năm, và có tham gia giảng dạy cho các tăng sinh tại Phật Học Đường Nam Việt.

Năm 1971, có một phật tử cúng dường cho một khu đất ở huyện Nhà Bè (nay thuộc địa phận quận 7) , thầy về đó  sáng lập chùa Giác Huệ và trụ trì cho đến nay. Năm 1981, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập, thầy làm chánh đại diện Phật giáo huyện Nhà Bè. Năm 1996, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh cử Hoà thượng làm trụ trì chùa Long Hoa. Năm 1997, huyện Nhà Bè chia tách, vị trí chùa Giác Huệ toạ lại được cắt về quận 7, Hoà thượng tiếp tục làm chánh đại diện Phật giáo quận 7. Từ năm 1997 đến năm 2007, Hoà thượng đã giữ các chức vụ quan trọng như trưởng ban tăng sự, phó Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh. Sau năm 2007, thầy thôi giữ các chức vụ trong Ban trị sự Thành hội phật giáo thành phố và được suy cử vào Hội đồng chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thành viên Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh,  thành viên Hội đồng chứng minh kiêm cố vấn Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận 7.

Năm 1995, Hoà thượng thành lập Trại trẻ mồ côi Long Hoa nuôi dạy trên một trăm trẻ em nghèo lang thang, cơ nhỡ. Những ngày đầu trại trẻ thành lập gặp muôn vàn khó khăn về cơ sở vật chất và tài chính để duy trì hoạt động thầy đã phải đi vận động các nhà hảo tâm, các Mạnh Thường Quân, các Phật tử chung tay giúp đỡ, chỗ ăn chỗ ngủ, chuyện học hành, sinh hoạt của các em dần đi vào ổn định, nhà cửa khanh trang, vững chắc.

Các em ở đây đều được thầy cho ăn học đầy đủ, đàng hoàng, ai học lên đến đại học Hoà thượng cũng nuôi cho ăn học, nếu không thi đậu đại học thì Hoà thượng cho học nghề, những em đến tuổi xây dựng gia đình nhưng có cuộc sống khó khăn, thầy cũng đứng ra tổ chức lễ cưới và hỗ trợ vốn để làm ăn … Ngoài học văn hoá ở trưởng, các em còn được Hoà thượng mời võ sư về dạy võ để rèn luyện thể chất và dạy làm người, khi bước chân ra đời, các em đều trở thành những người lương thiện, có ích cho xã hội. Với các em, thầy trụ trì vừa là người thầy, lại vừa như người ông, người cha thân yêu che trở cho cuộc đời của các em, các em trưởng thành hàng năm đều trở về thăm lại chùa, tri ân và vấn an Hoà thượng.

Ngoài trại trẻ mồ côi, Hoà thượng còn mở một phòng mạch từ thiện để khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo. Hễ nghe ở đâu bị thiên tai, thầy đều đích thân đi đến nơi để phát quà, cứu trợ. Hàng tuần, Hoà thượng đều có phát cơm chay từ thiện cho bện nhân nghèo tại bệnh viện Nhi Đồng 2, hàng năm, Hoà thượng đều ủng hộ xây nhà tình thương, xây cầu, làm đường với số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Hoà thượng đặc biệt chú ý đến công tác đền ơn, đáp nghĩa, đưa giáo lý Phật giáo áp dụng vào chính cuộc sống để cuộc sống tốt đẹp hơn. Các phật tử là công nhân khu chế xuất Tân Thuận đến chùa đi lễ, thầy dặn chỉ cần vào chánh điện thắp hương lạy Phật, không cần cúng dường, tiền bạc để gửi về giúp đỡ cha mẹ. Thầy còn mời giảng sư về chùa giảng pháp, dạy phật tử sống hiếu thuận, tin theo chánh pháp.

Trong chùa, thầy cho dựng một tượng đài thờ các vị liệt sĩ hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước, hàng năm đến ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 thầy đều cúng cầu siêu cho vong hồn các liệt sĩ. Thầy dạy rằng: làm người con Phật thì phải yêu nước và tri ân các anh hùng liệt sĩ hi sinh vì đất nước. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ chính tình yêu thương con người, vô ngã, vị tha, từ bi, hỷ xả trong giáo pháp của đức Phật, vì vậy, yêu nước cũng chính là thực hành theo chánh pháp của đức Phật.

Tuy tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng nếu biết được nơi nào cần được giúp đỡ và bản thân có thể giúp được Hoà thượng đều ra tay giúp đỡ. Tính đến nay, số nhà tình thương, cầu qua kênh rạch ở các tỉnh miền Tây được thầy cho tiền xây dựng có lẽ cũng đã lên đến con số hàng chục, số người được Hoà thượng giúp đỡ cũng lên đến hàng trăm người … Tuy giúp đỡ nhiều người như vậy nhưng Hoà thượng sống hết sức giản dị.Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam

Viết Cương