Làm kinh doanh với cái tâm người thầy thuốc
Doanh nhân Trần Thị Bích Duyên vốn là một quân y sĩ của Bệnh viện quân đội 175, sau bao nhiêu năm công tác, cống hiến cho ngành y và cho quân đội, đến tuổi được nhà nước cho nghỉ ngơi, thấy mình vẫn còn sức khoẻ, vẫn còn có thể cống hiến cho xã hội, chị lại tiếp tục đảm nhận một vai trò mới giữa đời thường, đó là làm một doanh nhân, giám đốc khách sạn Long Thành, số 35, đường Bạch Đằng, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM.

Doanh nhân Trần Thị Bích Duyên và con gái

Chị Duyên sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh chị em khi đất nước bước vào những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Như rất nhiều những gia đình ngày đó, chị cũng có một tuổi thơ lam lũ, vất vả. Trong một lần vào bệnh viện chăm người thân, nhìn những cô y tá mặc báo blouse trắng chăm sóc bệnh nhân, chị cảm thấy hình ảnh đó thật đẹp và cứ ao ước sau này lớn lên, chị cũng sẽ trở thành một nữ y tá như vậy.

Năm 1979, sau khi tốt nghiệp trung cấp y, chị được nhận vào công tác tại Quân y viện 175 cho đến ngày nghỉ hưu. Chị tâm sự: “Trong suốt 35 năm công tác, chị chưa bao giờ làm điều gì để hổ thẹn với nghề nghiệp, với lương tâm. Dù bệnh nhân là đồng chí, đồng đội hay là nhân dân, chị đều tận tình chăm sóc như chăm sóc người thân. Nhiều những bện nhân rất khó tính, chị vẫn nhẫn nhịn, niềm nở để chăm sóc bệnh nhân cho thật tốt, hoàn thành nhiệm vụ của mình, bởi vậy, chị luôn được bệnh nhân yêu mến, đồng nghiệp tin tưởng.”

Nhà chị cả hai vợ chồng đều là bộ đội, anh là phi công nên thường xuyên vắng nhà, một mình chị vừa lo công tác, vừa chăm sóc các con và cáng đáng công việc gia đình. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn đã rèn cho chị tính chịu thương chịu khó, tảo tần khuya sớm giống như người mẹ thân yêu của mình. Đồng lương bộ đội của hai vợ chồng không đủ để đảm bảo chi phí đắt đỏ giữa thành phố, chị phải tìm cách buôn bán, nhặt nhạnh từng đồng để dành dụm nuôi con và giúp đỡ anh chị em trong gia đình. Những đồng tiền chị kiếm được hoàn toàn là mồ hôi nước mắt, là công sức chứ không hề có sự lọc lừa, gian trá. Có lẽ vì vậy mà chị luôn cảm thấy thanh thản trong tâm hồn, lúc nào cũng có thể vui vẻ, hoà đồng với mọi người.

Đền đáp lại công sức của chị là thành quả học tập đáng tự hào của hai đứa con và sự thành đạt của các em mà chị đã cưu mang, giúp đỡ. Hai con chị đều chăm ngoan, học giỏi, con gái lớn vừa tốt nghiệp cao học ở nước ngoài về, cậu con trai đang học năm thứ 3 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, gia đình chị mọi người đều tôn trọng, yêu thương nhau, sống yên vui, hoà thuận. Các em chị được chị đưa từ quê hương Thái Bình vào thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp, giúp đỡ tạo công ăn việc làm hoặc hỗ trợ về kinh tế đều có cuộc sống ổn định, thành đạt.

Chia sẻ về sự thành công của mình, chị cho biết, có hai yếu tố cơ bản, đó là sự cần cù và “chữ tín” trong kinh doanh. Chị không được học hành gì nhiều và cũng chẳng được ai dạy cho kinh doanh nên tất cả những đồng tiền chị kiếm được hoàn toàn bằng sự cần cù, chịu khó của bản thân. Chị luôn chú ý giữ “chữ tín” trong kinh doanh cũng giống như người thầy thuốc giữ y đức, vậy nên những ai đã làm việc với chị thì đều yên tâm, tin tưởng. Kinh doanh khách sạn cũng là lĩnh vực kinh doanh không ít vấn đề nhạy cảm, phức tạp, xác định được điều đó nên chị luôn nói không với tệ nạn và tiêu cực, không vì lợi nhuận mà chứa chấp, dung túng những hành vi vi phạm pháp luật.

Chị tâm sự: đến ngày hôm nay, mặc dù so với nhiều người trong xã hội, thành công của chị chưa đáng gì, nhưng so với đồng nghiệp và với chính những ước mơ của mình thủa nào, chị cảm thấy được như vậy cũng là đáng tự hào. Bằng lòng với cuộc sống hiện tại để lòng mình không tham, để việc kinh doanh không trở thành áp lực lôi mình đi theo ma lực của đồng tiền. Chị vẫn dạy các con phải thương người, biết chia sẻ khó khăn với những người khác, và chính chị đã trở thành tấm gương để các con noi theo. Mặc dù đi công tác xa quê, đã định cư giữa thành phố lớn nhất cả nước đến quá nửa đời người nhưng chị vẫn thường xuyên về quê, ủng hộ địa phương trong việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, tín ngưỡng văn hoá, giúp đỡ người nghèo, tổ chức vui chơi cho các cháu thiếu nhi, đóng góp cho các công tác từ thiện …. Tiêu biểu như việc chị cung tiến cho ngôi chùa làng bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, đóng góp làm đường xá, công đức cho đền làng … với số tiền đóng góp không nhỏ.

Chị không theo tôn giáo nào, nhưng chị tin vào nhân quả. Chị tâm niệm, mình cứ sống tốt, có trước có sau, giúp được ai cái gì thì giúp, để lại phúc đức cho con cháu giống như ông bà, cha mẹ đã để lại cho mình. Có lẽ đó cũng là một nhân tố giúp cho chị bình an trong cuộc sống và thành công trong kinh doanh như ngày hôm nay.Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam

Viết Cương