Hợp đồng mới sau khi gia hạn – Bom hẹn giờ
Nếu nó là, điều kiện để tiếp tục kinh doanh, bạn sẽ phải ký một hợp đồng mới khi mà hợp đồng cũ hết hiệu lực. Nội dung mới của hợp đồng của bạn có thể là một quả bom hẹn giờ. Tất cả nội dung thỏa thuận được thay mới, bên nhận quyền phải ký là những gì liên quan đến mẫu hợp đồng nhượng quyền hiện tại. Đó là, bạn sẽ được yêu cầu ký hợp đồng mà franchisor xây dựng cho cho các franchisee mới hiện tại.

Hợp đồng mới về căn bản sẽ khác hẳn hợp đồng cũ của bạn về hiệu lực. Franchise bạn có trong 10 năm sẽ đột ngột bị thay đổi và bạn sẽ hoạt động theo một văn bản mới có nhiều thay đổi, những quyền lợi mà bạn có theo hợp đồng cũ có thể bị lấy mất.

Ví dụ, hợp đồng gốc cho phép bạn thoải mái trong việc gia hạn hợp đồng, bây giờ có thể bị giới hạn là chỉ 1 hoặc 2 lần gia hạn mà thôi, và thời gian hiệu lực có thể bị rút ngắn từ 10 năm xuống còn 5 năm. Cho dù, hợp đồng cũ chấp nhận cho bạn một khu vực độc quyền, thì hợp đồng mới có thể cho phép franchisor thiết lập franchise mới hoặc những đơn vị thuộc sở hữu của franchisor ở gần đó. Hoặc hợp đồng mới có thể cho phép franchisor cung cấp các sản phẩm trong khu vực độc quyền của bạn thông qua các kênh thay thế, như là internet hoặc cửa hàng bán lẻ không mang thương hiệu. Franchisors cũng có thể thay đổi tỉ lệ phí royalty, những khoản đóng góp vào quảng cáo và cấp độ dịch vụ họ cần cung cấp cho các franchisee.

Bạn có thể làm gì

Đầu tiên, bạn cần biết các quyền của mình. Nên có một chuyên gia để xem lại hợp đồng gốc của bạn và những nội dung được thay mới.  Tìm ra những điểm khác nhau giữa chúng. Hợp đồng gốc có thể mang lại cho bạn nhiều quyền hơn những gì bạn biết hoặc hơn những gì mà franchisor thừa nhận. Trong trường hợp này, hợp đồng cũ buộc franchisor tuân thủ điều khoản hiệu lực 10 năm như ban đầu. Nó có thể không cho phép franchisor xâm phạm khu vực độc quyền của bạn hoặc lấy mất các quyền độc quyền của bạn. Chìa khóa chính là hiểu quyền của bạn và sự xâm phạm các quyền đó.

Một lựa chọn cho các franchisee có hợp đồng sắp hết hiệu lực mà không gia hạn. Nếu bạn muốn tiếp tục kinh doanh, mối quan tâm ở đây đó là hợp đồng nhượng quyền của bạn có thể có một điều khoản khi kết thúc hợp đồng ngăn chặn bạn điều hành một công việc kinh doanh tương tự với công việc kinh doanh được nhượng quyền trong một khoảng thời gian sau thời điểm hợp đồng của bạn hết hiệu lực. Một franchisor có thể cố gắng để buộc bạn tôn trọng điều khoản này, nó xác định, đó là những hành vi tiếp theo của bạn trong kinh doanh tác động đến hệ thống nhượng quyền. Nội dung thỏa thuận này có thể phải xem lại cẩn thận nhằm xác định rõ nếu nó có thể phải tôn trọng. Nếu những giới hạn bắt buộc này không hợp lý trong những điều khoản về thời gian hạn chế hoặc khu vực địa lý nó bao phủ, Nó có thể gây khó khăn cho một franchisor trong việc bắt buộc frạnchisee phải tôn trọng.

Lần nữa, chìa khóa cho bạn là hiểu quyền của mình.

 Michael Einbinder (Bá Quỳnh dịch)