Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế Việt Nam
Đó là phát biểu của bà Bùi Hoàng Yến - Phó trưởng VPĐD Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại TP.HCM trong buổi giao lưu Doanh nhân Việt Nam hướng đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN được tổ chức mới đây.
Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ , thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam , thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam , trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng châu á thái bình dương
Bà Bùi Hoàng Yến và ông Phạm Bình An (đứng giữa) cùng các DN tại buổi giao lưu
 
Hiện trong cơ cấu doanh nghiệp nước ta, có đến hơn 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Nếu tính cả 3,5 triệu hộ kinh doanh cá thể, làng nghề, 10 triệu hộ nông dân và gần 140.000 hợp tác xã, trang trại thì lực lượng doanh nghiệp này hết sức đông đảo. Các DNVVN có mặt hầu hết các lĩnh vực, ngành, hàng của nền kinh tế như bán buôn, bán lẻ, chế biến, chế tạo… kể cả một số lĩnh vực vốn là lãnh địa độc quyền của khu vực doanh nghiệp nhà nước như điện, gas, cung cấp nước, khí đốt, khai khoáng, thông tin, truyền thông… Các hoạt động dịch vụ công như giáo dục, y tế và các ngành khác cũng có khoảng 5% DNVVN đang hoạt động. Đến nay, khu vực DNVVN đã đóng góp hơn 40% GDP và 61% việc làm, 31% xuất khẩu và gần 30% thu nộp ngân sách, thu hút 38% vốn đầu tư xã hội. Tỷ lệ doanh thu trên vốn đo lường năng suất, hiệu quả của khu vực DNVVN bình quân bằng 0,7 lần so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng cao gấp 2,3 lần so với doanh nghiệp nhà nước.

Chia sẻ với gần 200 DNVVV tại buổi giao lưu, ông Phạm Bình An - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO cho biết, năm 2015 chứng kiến thế giới toàn cầu hóa sâu sắc với nhiều hình thái, trong đó nhiều quốc gia tăng cường liên kết khu vực và quốc tế để nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện phát triển, trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã kết thúc các đàm phán thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với EU, Liên minh Hải quan, Hàn Quốc, ASEAN … mở ra cơ hội tiếp tục tăng cường phát triển thương mại, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đặc biệt, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (viết tắt AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2016. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa- Xã hội ASEAN.

Năm 2015 đánh dấu bước phát triển mới của kinh tế Việt Nam. GDP cả nước ước tăng trên 6,5%, cao hơn mục tiêu 6,2% đăng ký với Quốc hội và cao nhất trong vòng 5 năm qua. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2015 tăng 0,63%; bình quân mỗi tháng chỉ tăng 0,05%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 14 năm qua. Như vậy, lạm phát cả năm 2015 chưa đến 1%; thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% mà Quốc hội đã đề ra.
 
V.Bình