Câu chuyện vi hành của vua Lê Thánh Tông
Nước Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông là thời kỳ cường thịnh, được gọi là Hồng Đức thịnh thế. Và điều đó khiến Lê Thánh Tông trở thành một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của lịch sử Việt Nam. Những giai thoại dưới đây kể về những chuyến vi hành của vị vua sáng suốt này.
vua lê thánh tông, Vua Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành,(còn có tên khác là Lê Hậu) hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư của vua Lê Thái Tông, mẹ là bà Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn , Khâm Thiên, Hà Nội ngày nay., Đại Việt, Lê Thánh Tông, thời kỳ cường thịnh, Hồng Đức thịnh thế, Hồng Đức, vị hoàng đế vĩ đại, lịch sử Việt Nam, vi hành, Lê Tư Thành, Lê Hậu, Thiên Nam động chủ, vua Lê Thái Tông, Ngô Thị Ngọc Dao, Hậu Lê, miếu hiệu, Quang Thuận, nghề cao quý, thái bình
Vua Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành,(còn có tên khác là Lê Hậu) hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tư của vua Lê Thái Tông, mẹ là bà Ngô Thị Ngọc Dao, là Hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Hậu Lê nước Đại Việt. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn , Khâm Thiên, Hà Nội ngày nay. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời gian tại vị, ông sử dụng hai niên hiệu là Quang Thuận (光順) và Hồng Đức (洪德), trong đó thời kì Hồng Đức được nhiều thành tựu và được tán thưởng nhất, nên ông còn được gọi là Hồng Đức Đế (洪德帝). Lê Thánh Tông mất vào ngày 30 tháng 01 năm 1497.ở điện Bảo Quang,  an táng ở Chiêu Lăng (昭陵). Ông được tôn miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), miếu hiệu chỉ suy tôn những vị hoàng đế kiệt xuất nhất của triều đại. Thụy hiệu là Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ Đạt Hiếu Thuần Hoàng Đế (崇天廣運高明光正至德 大功聖文神武達孝淳皇帝), đời sau gọi là Thánh Tông Thuần hoàng đế (聖宗淳皇帝), hay Lê Thuần Hoàng (黎淳皇), Lê Thuần Hoàng Đế (黎淳皇帝), Lê Thuần Đế (黎淳帝), Thuần Hoàng (淳皇), Thuần Đế (淳帝).

Nghề nào là nghề cao quý

Chuyện kể rằng, năm nọ, nhân dịp đầu năm mới, vua Lê Thánh Tông mặc thường phục vi hành để xem xét tình hình dân chúng.

Ði tới đâu, nhà vua cũng thấy la liệt những câu đối ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, trong lòng vui mừng lắm. Riêng nhà nọ, chẳng thấy treo đèn, kết hoa mà cũng chẳng đối liễn gì.

Vua lấy làm ngạc nhiên, rẽ vào hỏi, chủ nhà trả lời rằng: “Chẳng giấu gì bác, nhà cháu làm cái nghề hèn hạ quá, nên chẳng dám phô phang gì với ai cho thêm tủi!”

Vua ngạc nhiên, hỏi: “Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ?”

Chủ nhà thưa: “Dạ, nhà cháu chỉ chuyên đi… mót phân người để bán thôi ạ!”

Nghe xong, vua cười nói: “Nếu vậy nhà bác đây là sang trọng bậc nhất, mà nghề của bác cũng là vẻ vang bậc nhất. Câu đối của bác nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà lại kêu là hèn!”

Nói đoạn, vua lấy giấy bút, đề giùm cho một đôi câu đối như sau:

“Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự,

Ðề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm”.

Tạm dịch:

“Khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ

Cầm ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian”

Khách qua lại, nhìn thấy câu đối ai cũng kinh ngạc trầm trồ.

Thì ra, chỉ cần có thể đảm đương những nhọc nhằn khó khăn của thiên hạ, chỉ cần có thể sống tròn đạo nghĩa, thu phục lòng người thì nghề nghiệp nào cũng thành cao quý cả!

Ngược lại, dù làm nghề cao sang đến đâu, ví như giáo viên, bác sĩ … mà tâm địa hẹp hòi, đánh mất đạo đức, thì cũng không sánh nổi anh chàng mót phân “tận thu lòng dạ thế gian” kia!

Vua hiền gặp “quân tử đạo chích” 

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, những trọng tội như nạn tham ô, nhũng lạm, nhất là đối với quan lại bị nghiêm trị. (Ảnh: Internet)

Để yên nghiệp nước, vua không chỉ chăm lo việc giáo hóa, nông tang, mà còn chú trọng tới luật pháp để xã hội đi vào quy củ, Quốc triều hình luật ra đời từ lý do đó. Một trong những trọng tội vua Lê Thánh Tông muốn bài trừ ở mọi góc độ là nạn tham ô, nhũng lạm, nhất là đối với quan lại. Giai thoại dưới đây đề cập tới vấn đề xử tệ nhũng lạm, có liên quan tới chuyến vi hành của vị vua sáng suốt.

Thời vua Thánh Tông trị vì, ở Thăng Long có một tay đạo chích rất giỏi nghề. Nhưng khác với những kẻ chôm chỉa thường thấy khác, hắn hay trộm của nhà giàu chia cho dân nghèo, mà chỉ lấy của những kẻ giàu có bất chính. Do thoắt ẩn, thoắt hiện, ra tay nhanh như chớp nên nhiều người gọi hắn là Quận Gió.

Đúng vào dịp Tết nọ, vua Thánh Tông cải trang vi hành đón giao thừa. Biết tiếng Quận Gió, vua sai người tìm ra nơi Gió đang ở, rồi tự mình giả cách làm học trò trường Giám (Quốc Tử Giám) vào gặp. Chàng giám sinh hờ nói với Quận Gió:

“Tôi ở Thanh Hóa Thừa tuyên, làm học trò trường Giám, năm hết tết đến muốn về quê mà trong tay không còn cắc bạc nào. Dám xin ông giúp cho lộ phí đi đường”. 

Nghe chàng giám sinh than thở, Quận Gió cảm động. Nói:

“Chẳng giấu gì nhà anh, tôi là Quận Gió, chắc anh đã biết tiếng. Anh nghèo, tôi sẽ giúp. Tiền không có sẵn, nhưng tôi sẽ lấy của mấy tay trọc phú giúp anh. Vậy, bây giờ anh định lấy của nhà ai?”

Chàng giám sinh hồ hởi:

“Trộm của phú ông ở cửa Tây thành được không?”

“Không được! Ông ấy giàu nhờ cày sâu, cuốc bẫm, lao động vất vả quanh năm suốt tháng”, Quận Gió lắc đầu.

“Vậy trộm của chủ cửa hiệu vàng bạc ở phố cửa Đông thành?”, chàng giám sinh lại tiếp.
Quận Gió lại lắc đầu, đáp:

“Ông ấy người ngay thẳng. Có của là nhờ buôn bán, tích cóp. Giờ anh đợi ở đây, tôi đến nhà lão quan coi kho bạc nhà vua ở phố cửa Bắc chôm cho ông vài nén. Lão ấy có lắm vàng ròng, bạc nén trong nhà. Đó là những thứ không phải của hắn”. 

Nói xong, Quận Gió nhanh như chớp đã mất hút trong đêm đen. Chưa đầy một khắc, Quận Gió đã quay lại với hai nén bạc trên tay, mỉm cười với chàng giám sinh:
“Hai nén bạc này, anh có đủ tiền làm lộ phí và còn để dùng vào việc sôi kinh, nấu sử. Mong rằng sau này anh đỗ đại khoa, nhớ đừng có bòn rút xương máu, công sức của dân mà hãy làm một ông quan liêm”.

Chàng giám sinh gật đầu cảm tạ, lại soi hai nén bạc dưới ánh đèn dầu, thấy đề bốn chữ: “Quốc khố chi bảo”. Không nghi ngờ gì nữa, đây là bạc trong kho của nhà nước.

Sáng mùng một Tết, chàng giám sinh ấy đã ngự trên ngai vàng, dưới sân điện, các quan tung hô chúc Tết. Khi ấy, vua Thánh Tông mới kể về chuyến vi hành đêm giao thừa, lại cho mọi người chuyền tay nhau hai nén bạc “Quốc khố chi bảo”.

Viên quan coi kho mặt cắt không còn giọt máu, bị lột bỏ hết mọi tước vị. Gia sản bị tịch thu, thân bị lưu đày vì tội nhũng lạm quốc khố nhà nước. Còn Quận Gió sau đó được vua cho mời vào cung ban hiệu là “quân tử đạo chích” và ban thưởng rất hậu. Giai thoại vi hành trên của vua phần nhiều mang tính hoang đường, nhưng việc xử nghiêm tệ tham nhũng thì sử sách còn ghi lại rất nhiều.