Vì thiện tâm có nghĩa là đặt lợi ích của người khác lên trước lợi ích của bản thân, việc nhắc nhở bản thân bạn hành động tử tế thường không chỉ đòi hỏi sự thận trọng mà còn cần một chút sức mạnh của ý chí.
Các khóa học thiền có thể khiến những người tham gia nhanh chóng chuyển từ sự cảm nhận nỗi đau khổ của người khác sang hành động với sự thương cảm để xoa dịu nỗi đau khổ ấy. |
Là một nhà tâm lý học quan tâm đến hành vi đạo đức, trong thời gian dài tôi vẫn băn khoăn liệu có cách nào để phát triển một cách chính xác loại tử tế phản thân này không.
Chúng tôi đã thực hiện một thí nghiệm đơn giản: Chúng tôi đã tuyển 39 người trước đây chưa từng thiền bao giờ và đưa họ vào 1 trong 2 nhóm thí nghiệm. Những người trong nhóm 1 hoàn thành khóa thiền trong vòng 8 tuần. Những người trong nhóm 2 được giữ chỗ trong danh sách đợi tham gia khóa học.
Sau 8 tuần, những người tham gia đã quay lại phòng thí nghiệm của chúng tôi để đo sự tập trung và trí nhớ. Trên thực tế, thí nghiệm thực sự đã xảy ra trong phòng chờ, nơi có 3 chiếc ghế và 2 trong số chúng đã bị chiếm bởi các diễn viên. Mỗi người tham gia sẽ đến và ngồi vào chiếc ghế còn lại, một vài phút sau đó thì diễn viên thứ 3 xuất hiện, người này dùng nạng, đi loại bốt đặc trưng được sử dụng cho người bị gãy chân và đang co rúm vì đau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối với những người tham gia mà chưa từng thiền, phản ứng thờ ơ đã thể hiện rõ ràng. Chỉ 16% trong số đối tượng tham gia thí nghiệm của chúng tôi (hay 3 trong số 19 người) nhường ghế cho người đi nạng. Nhưng những người đã thiền, một nửa (10 trong số 20 người) tự động ngay lập tức nhường ghế cho người diễn viên. Một lưu ý quan trọng là không ai trong số những người tham gia đã từng thiền trước đây.
Như Thupten Jinpa, một học giả Phật giáo đồng thời là một dịch giả lâu năm cho Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng bảo tôi “các khóa học thiền có thể khiến những người tham gia nhanh chóng chuyển từ sự cảm nhận nỗi đau khổ của người khác sang hành động với sự thương cảm để xoa dịu nỗi đau khổ ấy”.