Qua những câu chuyện cổ: Thấy cách nhìn nhận vấn đề của người xưa và nay
Một truyện mà rất nhiều người đã từng đọc hay nghe hoặc xem phim là “Phong Thần diễn nghĩa” nói về Trụ Vương ham mê tửu sắc khiến nhân dân cực khổ và vua Văn Vương phạt Trụ, cùng với diễn biến đó là Khương Tử Kha được lệnh mang Phong Thần Bảng xuống nhân gian để phong thưởng cho những người có công.

Đát Kỷ được ví như con hồ ly 9 đuôi làm loạn vương triều họ Trụ

Trong đó có một đoạn tôi cảm thấy rất có ý nghĩa đó là chuyện về Trụ Vương nghe lời mê hoặc của Đát Kỷ lấy tim của chú ruột mình là Tỷ Can, Thừa tướng đương triều để sắc lấy thuốc cho Đát Kỷ. Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau, câu chuyện nguyên tác ở hồi 26 “Đát Kỷ bày mưu hại Tỷ Can” và kéo dài đến hồi 27:

Đát Kỷ  ở trong cung được Trụ Vương hết sức ưng sủng nên mở tiệc mời con cháu hồ ly của mình, bảo bọn chúng biến hóa giả làm thần tiên.

Tỷ Can biết là Đát Kỷ là do Hồ Ly Tinh biến hóa để mê hoặc vua Trụ nên ông đã tìm ra hang ổ con cháu hồ ly của Đát Kỷ đốt chết chúng, lột da và may áo lông tặng vua Trụ để dùng qua mùa đông.

Vì việc này Đát Kỷ rất tức giận, lập mưu giả bệnh nói cần trái tim bẩy lỗ của Tỷ Can mới có thể chữa hết. Vua Trụ triệu Tỷ Can vào cung, Tỷ Can biết là chuyện chẳng lành, nhưng nhớ tới bức thư của Khương Tử Nha cùng bùa chú để lại, nên đốt lá bùa lấy tro trộn với nước đem uống và vào cung.

Trước mặt Trụ Vương ông hết lòng khuyên giải, nhưng không được, cuối cùng phải rạch bụng móc tim đưa cho võ sĩ của Trụ Vương. Sau đó ông che vết thương, không nói một lời vội vàng cưỡi ngựa quay về nhà. Tỷ Can cưỡi ngựa được 6, 7 dặm thì gặp một người đàn bà xách giỏ miệng rao: “Ai mua rau vô tâm không?”. Tỉ Can lấy làm lạ hỏi:

Rau vô tâm là giống gì?
Người đàn bà ấy vòng tay đáp rằng:
Tôi là đàn bà nghèo khó, đi bán rau vô tâm”.
Nếu người ta vô tâm thì sao?”
Người đàn bà trả lời:
Nếu trống ruột thì sống, người vô tâm thì chết tức thời“.

Thế là ông ngã xuống, chết tức thời. Trước đây, Khương Tử Nha đã dặn ông sau khi đốt bùa uống thì mổ bụng moi tim thì không chảy máu và phải làm thinh về phủ thì tính mạng còn.

Vì ông bị can nhiễu và động tâm bởi lời nói “người vô tâm thì chết” của người đàn bà nọ nên phép thuật không còn hữu hiệu. Cũng có ý rằng lòng tin của ông đã bị lung lay nên phép thuật không còn hữu hiệu.

Qua đó thấy người xưa rất coi trọng vào tín tâm của một người mà khả năng hay năng lực có thể được phát huy một cách chính xác và toàn vẹn hay không. Tỷ Can tuy là một trung quân, đại thần có tài đức, nhưng cuối cùng vì lòng tin bị lung lay mà dẫn đến mất mạng.

Văn hóa, Thế Giới, Bài chọn lọc,

Khương Tử Nha ngồi câu cá bên hồ

Trong truyện mâu thuẫn giữa Khương Tử Nha và Thân Công Báo cũng để lại nhiều ý nghĩa. Thân Công Báo rất tật đố với Khương Tử Nha vì ông nghĩ mình phép thuật nhiều hơn, còn Khương Tử Nha thì kém tài. Tuy nhiên, có thể thấy Khương Tử Nha là một người có đạo đức và nhẫn nại, một người có đạo đức và tâm tính cao thì mới không thể bị dục vọng và lợi ích làm mê mờ ý chí.

Người xưa rất tin vào đạo đức của một người, cho rằng đạo đức mới là gốc rễ của tài năng, gốc có vững thì cành và lá mới chắc chắn. Người có Đức được Thần Tiên phù hộ và giúp đỡ. Ví như vị vua đức độ Văn Vương đã được Khương Tử Nha và rất nhiều kỳ nhân dị sĩ tự nguyện đến giúp đỡ.

Trụ Vương là người văn võ toàn tài, nhưng bất kính với chư Thần lại ham mê tửu sắc nên kết cục tan gia bại sản và chết trong lửa. Trong truyện này và hầu như những truyện thời xưa đều đề cập đến Thiên Thượng và các chư Thần, như truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng và Thủy Hử. Vì quan niệm hiện đại khi làm phim người ta cố tình bỏ qua các yếu tố này nhưng nếu xem nguyên tác các độc giả có thể nhận thấy.

Vì sao tín tâm vào Thần và những điều huyền diệu lại phổ biến ở xã hội xưa? Bởi vì chỉ khi tin vào Thần, tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” thì người ta mới có sự kiềm chế bên trong. Người ta sợ phạm việc ác sẽ bị trời trừng phạt. Pháp luật cũng giữ một vai trò nhất định, nhưng sự kiềm chế trong tâm thì cần phải có đến đạo đức. Đạo đức được đặt định từ Thiên Thượng, là đạo lý bất di bất dịch nên nó chuẩn xác.

Tuy nhiên, ngày nay phim điện ảnh khi miêu tả lại lịch sử xưa thì đầy rẫy những cảnh bạo lực, giết chóc và tranh đấu. Phim chưa chắc miêu tả đúng về “lịch sử hay bối cảnh xưa” mà có thể đó là “quan niệm của người hiện đại về thời xưa” hay có thể đó là “phản ánh tính cách của con người hiện đại”.

Một đặc điểm là các bộ phim về Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử phần lớn là bỏ qua các yếu tố Thần Tiên trong nguyên tác.

Hãy xem một ký tự Trung Hoa truyền thống về chữ “Tuệ” (nghĩa là trí tuệ, cũng phiên âm khác là Huệ):

Phong Thần diễn nghĩa, Trụ Vương, tửu sắc, Văn Vương phạt Trụ, Khương Tử Kha, Phong Thần Bảng, Đát Kỷ, ưng sủng, vô tâm, Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam, thương hiệu vàng châu á thái bình dương, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng

Nguồn: FB Shen Yun Performing Arts

Phần trên của chữ “Tuệ” là chữ tượng hình bàn tay cầm chổi quét, và phần dưới là chữ tâm, có nghĩa là khi người ta quét sạch tâm mình khỏi những tư tưởng xấu thì sẽ có trí tuệ thực sự.

 

Theo Chánh Kiến