SBT bất ngờ lao dốc, VN-Index giảm điểm trở lại
HSG có giao dịch thỏa thuận lên tới hơn 5,22 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 172,26 tỷ đồng.

Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ , thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam , thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam , trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, giải thưởng thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam, thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng vàng, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam, Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam, thương hiệu vàng châu á thái bình dương, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng ngành tóc việt nam, thương hiệu vàng nha khoa, nha khoa uy tín việt nam, spa uy tín việt nam, thương hiệu vàng spa việt nam, Thương hiệu vàng, logo và slogan ấn tượng, Thương Hiệu Vàng Uy Tín, thương hiệu vàng đất việt

Về cuối phiên sáng, lực bán đã dâng cao và đẩy nhiều cổ phiếu lớn trên thị trường lùi xuống dưới mốc tham chiếu, điều này đã khiến chỉ số VN-Index đảo chiều giảm giá trở lại. Cụ thể, các cổ phiếu trụ cột trên thị trường như BID, BVH, VIC, VCB, MSN, HPG… đều đồng loạt giảm giá, tuy vậy, mức giảm của các cổ phiếu này không phải là quá mạnh.

Đáng chú ý, hôm nay là phiên giao dịch cuối cùng để hai quỹ ETF FTSE và V.N.M thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư và SBT là một trong những cổ phiếu được thêm vào danh mục của V.N.M, tuy nhiên, phiên sáng nay, SBT bất ngờ bị bán mạnh và giảm tới 1.900 đồng xuống 28.900 đồng/CP, với khối lượng khớp lệnh là hơn 2,25 triệu đơn vị, có thời điểm trong phiên sáng, SBT đã bị kéo xuống mức giá sàn.

Mặc dù được hỗ trợ từ những diễn biến tích cực của giá dầu thế giới, tuy nhiên, đà tăng của các cổ phiếu dầu khí trên thị trường đã bị thu hẹp lại đáng kể. Trong đó, GAS đã lùi về đứng ở mức giá tham chiếu, còn PXS giảm trở l ại 200 đồng xuống 13.500 đồng/CP.

Chiều ngược lại, một vài cổ phiếu lớn khác là FPT, PVD, KDC, NT2… vẫn còn duy trì được sắc xanh. FPT tiếp tục tăng mạnh 1.000 đồng lên 49.500 đồng/CP.

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 1,17 điểm (-0,2%) xuống 578,09 điểm. Toàn sàn có 62 mã tăng, 109 mã giảm và 136 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 71,2 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 1.315 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, trạng thái phân hóa mạnh đã diễn ra trong phiên sáng nay. Trong đó, nhờ vào lực đỡ của các cổ phiếu như AAA, VCG, NTP, PLC… nên chỉ số HNX-Index duy trì được sắc xanh nhẹ. Khép phiên sáng, chỉ số HNX-Index tăng 0,11 điểm (0,14%) lên 80,67 điểm. Toàn sàn có 69 mã tăng, 100 mã giảm và 211 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 27,8 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 288,7 tỷ đồng.

Tương tự sàn HOSE, các cổ phiếu dầu khí trên HNX cũng suy yếu đi đáng kể. PVC và PVS đã lùi về đứng ở mức giá tham chiếu, còn PGS giảm 100 đồng xuống 20.300 đồng/CP.

Với việc chỉ số VN-Index vẫn chưa thể vượt qua được mốc 580 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào phiên giao dịch cuối tuần với tâm lý khá thận trọng. Các cổ phiếu lớn trên thị trường đang có sự phân hóa tương đối mạnh khiến cả hai chỉ số đang có những biến động trong biên độ hẹp.

Các cổ phiếu dầu khí trên thị trường tiếp tục thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư. Các thông tin tích cực liên quan đến giá dầu thế giới tiếp tục hỗ trợ giúp nhóm cổ phiếu này tăng giá. Các cổ phiếu như GAS, PVD, PXS, PVS, PGS… đều đồng loạt tăng, tuy nhiên, mức tăng giá không còn mạnh như phiên trước. GAS tăng 500 đồng lên 47.400 đồng/CP. PVD tăng 300 đồng lên 26.700 đồng/CP. Được biết, giá dầu phiên 17/3 lên cao nhất kể từ đầu năm, với giá dầu Mỹ tăng 5% lên trên 40 USD/thùng sau tin các nước sản xuất chủ chốt sẽ nhóm họp vào tháng tới để bàn về việc đóng băng sản lượng.

Trong khi đó, các cổ phiếu lớn như FPT, VIC, VCB, KLS, AAA… cũng đều tăng giá và góp công khá lớn vào việc duy trì sắc xanh của hai chỉ số. FPT đang tăng mạnh 1.300 đồng lên 49.800 đồng/CP. Hãng tin Nikkei Asian Review cho biết FPT sẽ thực hiện việc chuyển nhượng này vào cuối năm 2016. Theo giám đốc phân tích Lê Hồng Liên của Maybank Kim Eng, giá trị thương vụ chuyển nhượng của FPT được dự báo rơi vào khoảng 2.300-2.700 tỷ đồng (tương đương 103-121 triệu USD). Nhiều khả năng FPT sẽ sử dụng nguồn tài chính này để đầu tư vào hạ tầng công nghệ và các dịch vụ viễn thông mới.

Chiều ngược lại, khá nhiều cổ phiếu lớn khác như EIB, MBB, DBC… đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu và ít nhiều gây áp lực lên hai chỉ số.

Một điểm đáng chú ý khác của thị trường lúc này là việc HSG có giao dịch thỏa thuận lên tới hơn 5,22 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 172,26 tỷ đồng. Trước đó, Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen - nơi ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG - HoSE) làm Chủ tịch, đã đăng ký mua 5,22 triệu cổ phần HSG. Ông Vũ hiện đang nắm giữ 13% vốn tại Công ty riêng này.

Sau 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,38 điểm (0,24%) lên mức 580,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 18,7 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 402 tỷ đồng.

 

VCBS cho rằng việc chỉ số tiếp tục kiểm định không thành công ngưỡng 580 là tín hiệu không tích cực, đặc biệt là trong bối cảnh những thông tin tốt từ phía thị trường thế giới đã được công bố. Thanh khoản ở mức cao trong khi mức tăng của chỉ số yếu cho thấy dòng tiền vào thị trường chưa đủ mạnh. Theo đó, trong ngắn hạn, VCBS không đánh giá cao khả năng VN Index vượt qua và vững vàng trên ngưỡng 580.

Theo VCBS, quyết định giải ngân tại thời điểm này chưa thích hợp để tạo ra mức lợi nhuận hấp dẫn cho số đông nhà đầu tư. Duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục thấp và chốt lời khi đã đạt được mức lợi nhuận hợp lý là giải pháp an toàn trong giai đoạn thị trường tích lũy gần vùng 580.