Interbrand hiện tại đã công bố Apple là thương hiệu đắt giá nhất thế giới, Google ở vị trí thứ hai và Coca-Cola đành ngậm ngùi về thứ ba sau 13 năm đứng đầu các bảng xếp hạng. IBM và Microsoft chia đều hai vị trí còn lại trong top 5 và Samsung đã đổi chỗ với Intel ở vị trí thứ 8. Facebook là kẻ lớn mạnh nhanh nhất trong năm 2013, với bước ngoặt từ hạng 69 lên 52.
Một công ty tư vấn phát biểu nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng: “Những hãng công nghệ đang đua nhau chi phối bảng xếp hạng Best Global Brands của Interbrand, hãy nhìn vào những gì họ đã mang lại cho cuộc sống của người tiêu dùng thì biết, đó là những điều cốt lõi và vô giá.”
Giá trị thương hiệu của Apple hiện nay đã lên đến 98.3 tỷ đôla.
Bài báo cáo dựa trên một số những nhân tố bao gồm báo cáo tài chính, mức độ trung thành của khách hàng và cách mỗi brand theo đuổi các quyết định của mình. Thông qua đó, Interbrand cho ra những con số về giá trị của mỗi brand: Apple là 98.3 tỷ đôla, Google 93.3 tỷ đôla và Coca-Cola là 79.2 tỷ USD. Các brand lớn quen thuộc từng được hi vọng sẽ làm nên chuyện thì lại không thoả mãn các yêu cầu của Interbrand-ví dụ đài BBC không báo cáo đủ các thông tin về tài chính để có thể phân tích còn các nhãn hàng của thuộc Walmart hay các công ty viễn thông thì không phải là thương hiệu toàn cầu.
Có rất ít nhãn hiệu thành công trong việc giúp người dùng tối giản hóa nhiều thứ, đó là lý do vì sao Apple dẫn đầu số lượng fan cuồng công nghệ và bằng chứng là con số thu về sau đợt tung hàng iPhone 5C và 5S. Theo báo cáo: “Bằng việc đổi mới cách làm việc, giải trí, giao tiếp của mọi người và là bậc thầy trong khả năng tạo ra hứng thú bất ngờ - Apple nay đã thăng hoa trong một đế chế riêng với gu thẩm mỹ đặc trưng, sự đơn giản và dễ sử dụng mà bất kì brand nào cũng thèm khát làm được, và Apple luôn cho đó là động lực để tiến xa hơn."
Ashley Brown, trưởng bộ phận digital communications và social media cuả Coca-Cola đã không ngần ngại chúc mừng thành công của hai đối thủ Apple và Google trên Twitter như một hành động bày tỏ sự cao thượng.
Trong khi các tập đoàn công nghệ thống trị 6 trong 10 vị trí dẫn đầu thì phần còn lại của bản báo cáo xem ra cân bằng hơn, có thể thấy, những tập đoàn xe hơi như Toyota, Mercedes-Benz và BMW chiếm phần lớn, chia sẻ 14 trong 100 hạng ở lĩnh vực ôtô . Những công ty hàng tiêu dùng nhanh như Gillette chiếm giữ 12 vị trí - số nhãn hàng tương đương với các công ty ngành điện tử tiêu dùng. Ranh giới giữa các thứ hạng có vẻ mờ dần, tuy nhiên chỉ có Amazon được xếp loại là một hãng bán lẻ, ví dụ khác là IBM được đánh giá như một nhãn hàng thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ công nghệ. Và báo cáo không còn bày tỏ tín hiệu lạc quan về ngành công nghệ nữa khi mà Nokia đã rơi từ hạng 19 xuống 57 và Blackberry thì gần như đã bị lãng quên hoàn toàn.
Chưa dừng lại ở đó, phát hiện lớn nhất trong danh sách báo cáo là sự tăng trưởng kinh ngạc về giá trị và độ nhận biết thương hiệu của Apple và Google trong những năm gần đây. Coca-cola chỉ tăng 2% phát triển so với danh sách công bố năm 2012, con số đó là 34% của Google và 28% của Apple. Những ông lớn công nghệ khác trong top 10 thì có những biểu hiện khác nhau, thậm chí trái ngược: Microsoft trở nên nhợt nhạt trong thập kỉ qua, nhưng Samsung cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng với con số 20% để vươn lên vị trí thứ 8. Intrbrand ghi danh cho Samsung vào hạng mục công ty của những phát minh mới và lượng kinh phí khổng lồ 4 tỷ đôla dành cho marketing - gấp 4 lần so với ngân sách quảng cáo của Apple.