Vụ ''lò tiến sỹ'': Bộ Giáo dục khẳng định vi phạm quy chế đào tạo
Vụ trưởng Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng khẳng định việc Học viện Khoa học Xã hội không công bố toàn văn luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ trên website của đơn vị này là vi phạm điểm b, khoản 2, Điều 36 của Quy chế đào tạo trình độ tiến sỹ.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng. (Ảnh: Văn Chung).

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng. (Ảnh: Văn Chung).

Theo bà Phụng, trong quy chế, Bộ Giáo dục đã quy định quy trình đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình đào tạo tiến sĩ. Trong đó có việc cơ sở đào tạo phải công khai thông tin về việc bảo vệ luận án và toàn văn luận án chuẩn bị bảo vệ lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để các nhà chuyên môn và mọi người có thể tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót…

Cụ thể, điểm b, khoản 2, Điều 36, quy định: “Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định các điều kiện tổ chức cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án, đảm bảo nguyên tắc: Thời gian, địa điểm bảo vệ luận án, tên đề tài luận án của nghiên cứu sinh đã được công bố công khai, rộng rãi trên trang web của cơ sở đào tạo, trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên bảng tin của cơ sở đào tạo và của đơn vị chuyên môn, trên báo địa phương hoặc trung ương, trước ngày bảo vệ ít nhất 10 ngày để những người quan tâm có thời gian tìm hiểu luận án và tham dự phiên bảo vệ (trừ các luận án bảo vệ mật)."

Bà Phụng cho biết, quy định này nhằm góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo.

Trước những băn khoăn của dư luận về việc Học viện Khoa học Xã hội đào tạo chỉ tiêu quá lớn và các tranh cãi về đề tài có xứng tầm tiến sỹ hay không, bà Phụng cho biết, Học viện Khoa học Xã hội được thành lập trên cơ sở hợp nhất 17 viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Chỉ tiêu của Học viện là tổng chỉ tiêu của 17 viện nên tổng thể lớn hơn các đơn vị khác nhưng tính trung bình mỗi viện nghiên cứu thì không lớn.

Thương hiệu vàng,thương hiệu vàng quốc gia, thương hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ , thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam , thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam , trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, giải thưởng thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam, thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng vàng, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam, Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam, thương hiệu vàng châu á thái bình dương, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng ngành tóc việt nam, thương hiệu vàng nha khoa, nha khoa uy tín việt nam, spa uy tín việt nam, thương hiệu vàng spa việt nam, Thương hiệu vàng, logo và slogan ấn tượng, Thương Hiệu Vàng Uy Tín, thương hiệu vàng đất việt

Về vấn đề đề tài, theo bà Phụng, việc thẩm định các đề tài cụ thể quy chế đào tạo đã quy định chủ yếu thuộc thẩm quyền của chuyên môn (người hướng dẫn, các hội đồng chấm, người phản biện độc lập, người thẩm định) và cơ sở đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý về chất lượng thông qua việc quy định các điều kiện, quy trình tổ chức thực hiện. Bộ cũng sẽ kiểm tra thẩm định khi có những ý kiến phản ánh không tốt về chất lượng luận án.

Tuy nhiên, bà Phụng cũng thừa nhận việc đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao. Lãnh đạo Bộ có nắm được vấn đề này nhưng theo bà Phụng, việc thay đổi để nâng cao chất lượng phải tiến hành từng bước để các cơ sở có thể đáp ứng.

Cụ thể, Bộ Giáo dục đang soạn thảo Quy chế đào tạo tiến sỹ mới thay thế quy chế hiện hành. Quy chế mới sẽ nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo sẽ là yếu tố quyết định quyền tự chủ của cơ sở đào tạo. Theo đó, cơ sở đào tạo chất lượng cao sẽ được tự chủ ở mức cao và ngược lại.

Bộ cũng sẽ nghiên cứu đưa vào quy chế mới những điều khoản để tăng cường kiểm tra, trách nhiệm giải trình của cơ sở trong quá trình đào tạo tiến sỹ. Các cơ sở đào tạo cũng sẽ phải công khai thông tin về thành tích nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu sinh đã và đang hướng dẫn… của những tiến sỹ đang làm việc tại cơ sở./.
 

Theo thống kê của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam đang có hơn 24.000 tiến sỹ. Thống kê năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê cho thấy có khoảng 15.000 tiến sỹ (bao gồm cả các giáo sư, phó giáo sư) công tác tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng. 
Theo Việt Nam plus