Gần 100 Doanh Nghiệp tham gia hội thảo ''Chạm Vào Tài Sản Vô Hình''
Ngày 27/05/2016, Công Ty CP Đào Tạo Và Truyền Thông Sài Gòn phối hợp cùng Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, Microsoft Việt Nam, và đơn vị đối tác Hội Doanh nhân ECI tổ chức hội thảo “Chạm Vào Tài Sản Vô Hình” với chủ đề Nâng Cao Năng Lực Sở Hữu Trí Tuệ Và Kêu Gọi Vốn Đối Với Doanh Nghiệp SME khi tham gia thị trường AEC và TPP với sự tham gia của các doanh nhân đến từ các Hiệp hội, CLB Doanh nhân tại Tp. Hồ Chí Minh. Với sự tài trợ từ Microsoft Việt Nam, Trung tâm anh ngữ JOLO, Ngân hàng BIDV và Công ty Kế toán – Kiểm toán Phương

Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp SME Việt Nam nói riêng đã chính thức tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và chuẩn bị bước vào nền kinh tế của hiệp định TPP với nhiều cơ hội và thách thức ngay trên sân nhà.



Trong toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình ngày 24/5, đã khẳng định “Chúng tôi cũng sẽ giúp VN phát huy tiềm lực của nền kinh tế thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP sẽ giúp VN bán nhiều sản phẩm hơn ra thế giới, đồng thời thu hút về nhiều vốn đầu tư. Nhưng TPP đòi hỏi sự cải cách để bảo vệ người lao động, pháp quyền và sở hữu trí tuệ. Mỹ sẵn sàng giúp VN thực hiện hiệu quả các cam kết này.”

Trong hơn 20 năm từ năm 1996 đến nay, thế giới đã chứng kiến sự đảo chiều ngoạn mục của tỉ trọng khối tài sản vô hình trong doanh nghiệp. Tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, và đổi mới, sáng tạo được cho là động lực cốt lõi thúc đẩy tài sản trí tuệ chiếm tới hơn 80%. Các chỉ dẫn về sở hữu trí tuệ sẽ được chia sẻ dưới dạng đồ họa sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp nhanh chóng nắm được các yếu tố căn bản nhất trong việc hiện thực hóa trí tuệ thành tài sản của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo nhận định của Ban Kinh Tế Trung Ương, một trong những vấn đề gây nhiều trở ngại hơn cho các SME khi muốn chuyển mình, cải cách để hội nhập là những hạn chế trong quá trình tiếp cận nguồn tín dụng.


( Từ trái qua ) - Ông Trần Tuấn Vũ - Giám đốc Côn ty VNI Travel, Bà Phan Thị Yến Nga - Giám Đốc Công Ty Lương Trần, Ông Vũ Trọng Vĩnh - Giám đốc Công Ty Đông Dược An Triệu với quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP WHO và ông Vũ Trung Tín - Công Ty Đông Dược An Triệu



Doanh nhân Sầm Lan - Giám Đốc Sầm Lan Beauty



Buổi hội thảo đã bắt đầu cùng sự độc đáo và tinh tế của chữ nhạc Việt Nam được minh họa qua tiếng đàn Tranh dân tộc giao lưu cùng cộng đồng doanh nhân. Đàn tranh cùng cất lên tiếng tơ lòng, hòa điệu trong tình yêu quê hương, đất nước kết nối tinh thần doanh nhân Việt “Hợp lực – Chia sẻ - Cùng thành công”.

Trong bài phát biểu khai mạc chương trình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và Truyền thông Sài Gòn, Ông Lê Đức Duyên cũng đã chia sẻ mong muốn các doanh nghiệp nên tham gia ít nhất một Hiệp hội, Câu lạc bộ doanh nghiệp theo lĩnh vực ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh và một Hiệp hội, Câu lạc bộ doanh nghiệp liên ngành nghề nâng cao năng lực kết nối giao thương.

“Bài toán mới cho doanh nghiệp Việt Nam, tồn tại và cạnh tranh khi 57 quốc gia bỏ hàng rào thuế quan. Cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. HCM nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, tập trung vào chất lượng, xây dựng thương hiệu, và kết nối doanh nghiệp” là những vấn đề được Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp Hội Doanh nghiệp Tp. HCM giải đáp


 

Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp Hội Doanh nghiệp Tp. HCM giải đáp thắc mắc của đại biểu.

Theo ông, hội nhập mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng với các doanh nghiệp SMEs thì lại gửi đến rất nhiều thách thức, một trong những thách thức đó là vấn đề về sở hữu trí tuệ, và một vấn đề lớn hơn là kêu gọi vốn. Hội nhập được xem là bài toán mới cho doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới để phát triển, trong đó có nhiều yêu cầu về tái cơ cấu, đổi mới công nghệ, khẳng định thương hiệu, kết nối với nhau để hội nhập...

Bên cạnh đó, TS. Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chia sẻ Giải pháp về vốn cho doanh nghiệp SME trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đại diện ngân hàng BIDV chi nhánh Củ Chi giao lưu doanh nghiệp tham gia hội thảo các bước thực hiện minh bạch tài chính kêu gọi vốn thông qua chuẩn hóa thông tin tài chính doanh nghiệp cùng các gói tài chính đồng hành cùng doanh nghiệp ổn định và phát triển kinh doanh

TS. Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chia sẻ Giải pháp về vốn cho doanh nghiệp SME

TS. Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chia sẻ Giải pháp về vốn cho doanh nghiệp SME

Sự kiện VN tham gia Hiệp định TPP, AEC và hàng loạt Hiệp định tự do thương mại đa phương, song phương đang mở ra cơ hội cho các DN VN trong SXKD và tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, rào cản lớn về vốn đang là thách thức lớn cho các DN VN trong quá trình phát triển. Giải quyết vấn đề vốn cho các DN trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và các cấp các ngành.

Về tổng thể TPP, AEC và các Hiệp định thương mại tự do là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp. Đối với DN VN, cơ hội và thách thức luôn đan xen đối với các DN VN khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Vấn đề cơ bản nhất là thị trường – vấn đề sống còn của DN được rộng mở, thế giới phẳng tạo điều kiện cho các DN VN du nhập được các thiết bị. khoa học công nghệ tiên tiến, lao động có tay nghề để nâng cao NSLĐ, sản xuất nhiều sản phẩm, cung cấp nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, tạo điều kiện để tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, năng cao năng lực cạnh tranh của DN. Tuy nhiên, cuộc chơi Hội nhập cũng có nhiều thách thức cho các DN VN, nhất là các DN SME hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như vốn tự có thấp, khả năng tiếp cận các nguồn vốn để SXKD còn khó khăn, năng lực và trình độ nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu của khoa học công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ còn thấp, thiếu sự minh bạch về tài chính, rủi ro về môi trường kinh doanh cao. Đa phần các SME chưa thích ứng được với hoạt động theo cơ chế thị trường, các DN khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thường bị động trong tiêu thị sản phẩm. Các vấn đề theo thông lệ quốc tế về sở hữu trí tuệ, tài trợ vốn cho DN có bảo đảm bằng động sản, logistic trong quản trị, điều hành SXKD của DN chưa được triển khai, áp dụng rộng rãi ở VN.




Doanh Nhân Huân Nguyễn - Giám đốc Love Flower Sài Gòn đặt câu hỏi cho diễn giả.



Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công Ty TNHH Long Biên



Ông Vũ Trọng Vĩnh - Giám đốc Công Ty Đông Dược An Triệu - Quán Quân Doanh Nhân Tỏa Sáng 2015 với những trăn trở về thương hiệu cùng những lo lắng về chiến lược phát triển, định vị - khẳng định thương hiệu khi thị trường Việt Nam đã hội nhập. Với ông, đây là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra quốc tế. Thế nhưng để vươn ra được và phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị hoàn thiện về pháp lý, hồ sơ thủ tục cũng như đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu để đảm bảo sản phẩm đầu ra là sản phẩm có thể được thị trường quốc tế công nhận

Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn, Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh chia sẻ góc nhìn của luật sư về sở hữu trí tuệ trong quá trình đàm phán TPP. Cùng doanh nghiệp SME phát triển tài sản trí tuệ với chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ, và sở hữu trí tuệ vì mục tiêu hội nhập AEC và TPP. Theo ông, Sở Hữu Trí Tuệ là một trong những nội dung quan trọng để doanh nghiệp có thể kêu gọi được vốn. Có đảm bảo được sự sáng tạo và chiến lược phát triển lâu dài, tôn trọng được các nguyên tắc của sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp mới nhận được sự hỗ trợ lâu dài của ngân hàng qua các chương trình, chính sách. TPP với VIệt Nam về cơ bản là thử thách nhiều hơn cơ hội vì các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đa phần vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động riêng lẻ, không có sự liên kết, cơ sở vật chất hạ tầng và công nghệ vẫn chưa được cập nhật đổi mới kịp thời...



Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn, Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh cho rằng TPP mang đến Việt Nam nhiều thách thức hơn cơ hội

Dựa trên cùng quan điểm về Sở Hữu Trí Tuệ, đại diện Microsoft Việt Nam - ông Trương Văn Quang cũng chia sẻ giải pháp công nghệ trong quản trị doanh nghiệp dành cho phân khúc doanh nghiệp SMEs trong nền kinh tế số, trong đó cách thức dịch vụ điện toán đám mây trong quản lý dữ liệu, giảm thiểu quy trình, tiết kiệm được thời gian, chi phí trong quản trị là phương thức được đề xuất để hỗ trợ SMEs chuyển mình và cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

Ông Trương Văn Quang - đại diện Microsoft Việt Nam giới thiệu giải pháp ứng dụng điện toán đám mây trong quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Ông Trương Văn Quang - đại diện Microsoft Việt Nam giới thiệu giải pháp ứng dụng điện toán đám mây trong quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Khi hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các SMEs nói riêng luôn sẽ đón nhận những cơ hội đi kèm thách thức. Thế nhưng, khi các doanh nghiệp chưa kết nối được với nhau, chưa hợp lực để cùng phát triển thì chính những cơ hội đó sẽ biến thành thách thức. Hội thảo mở ra nhiều vấn đề dành cho các SMEs Việt Nam, bao gồm việc đưa tài sản trí tuệ vào thẩm định giá để vay vốn và huy động vốn, Quản lý và phát triển sở hữu trí tuệ và độc quyền thương hiệu trên thị trường quốc tế và nắm bắt những kiế thức về Sở hữu trí tuệ, thời gian bảo hộ tài sản trí tuệ, tài sản vô hình của doanh nghiệp.



Chương trình được sự quan tâm của nhiều đơn vị báo đài