Từ khi nào cờ trắng trở thành biểu tượng đầu hàng ?
Trong chúng ta có lẽ ai cũng biết là cờ trắng là biểu tượng để một bên tham chiến xin hàng, việc treo một lá cờ hay thậm chí bất cứ thứ gì đại loại thế đều có ý nghĩa tương tự. Nhưng trong chúng ta cũng rất ít người biết lá cờ trắng trở thành biểu tượng của sự đầu hàng từ bao giờ.

Thế nhưng tại sao treo cờ trắng lại có ý nghĩa như vậy và từ khi nào người ta bắt đầu sử dụng chúng?

Trong chiến tranh hàng ngàn năm nay, người ta đã ngầm xem đây là dấu hiệu đầu hàng và chấp nhận nó rộng rãi trên khắp thế giới. Nguồn gốc của nó cũng có từ rất lâu đời.

Từ thời La Mã cổ đại, khi mà những cuộc chiến đã xảy ra liên miên, người ta cần có một dấu hiệu hòa bình để có thể đàm phán.

Chiến tranh Punic lần thứ hai kéo dài từ năm 218 đến năm 201 TCN. Ảnh Internet.

Chiến tranh Punic lần thứ hai kéo dài từ năm 218 đến năm 201 TCN. Ảnh Internet.

Nhà biên niên sử La Mã cổ đại Livy đã mô tả một con tàu của xứ Carthage được trang trí bằng “len màu trắng và các cành ô liu” như một biểu tượng hòa đàm trong Chiến tranh Punic lần thứ hai.

Đây có thể xem là biểu tượng hòa bình đầu tiên trong chiến tranh. Tuy nhiên, nó vẫn chưa mang ý nghĩa đầu hàng như bây giờ. Điều này mới chỉ mang ý nghĩa đình chiến và đàm phán.

Khi đó, người đàm phán sẽ được an toàn đến lúc hai bên kết thúc thỏa thuận đàm phán có nên tiếp tục hay dừng cuộc chiến.

Đây là cuộc chiến tranh lớn thứ hai giữa Carthage và Cộng hòa La Mã. Ảnh Internet.

Đây là cuộc chiến tranh lớn thứ hai giữa Carthage và Cộng hòa La Mã. Ảnh Internet.

Sau này sử gia Cornelius Tacitus cũng đã viết về việc cờ trắng được giương lên khi các lực lượng của tướng Vitellius đầu hàng tại Trận Cremona lần thứ 2 năm 69 sau Công nguyên.

Trước đó, quân đội La Mã đầu hàng bằng cách giơ những tấm khiên hoặc lá chắn lên trên đầu.

Như vậy, đây chính là biểu tượng mang ý nghĩa đầu hàng lần đầu tiên được sử dụng. Thế nhưng tại sao lại là màu trắng chứ không phải một màu nào khác?

Thứ nhất, hầu hết các nhà sử học tin rằng các băng rôn trắng ban đầu trở nên thông dụng vì chúng dễ dàng được nhận ra trong bối cảnh chiến trận khốc liệt.

Thứ hai, vải trắng rất phổ biến trong thời kỳ cổ đại và cũng có thể các binh lính thời bấy giờ chỉ ngẫu nhiên sử dụng các vật liệu mà họ có sẵn trong tay này.

Lá cờ trắng sử dụng trong cuộc nội chiến Mỹ. Ảnh Internet.

Lá cờ trắng sử dụng trong cuộc nội chiến Mỹ. Ảnh Internet.

Sau này, chúng dần trở nên phổ biến hơn ở phương Tây, cờ hiệu màu trắng đã được sử dụng rộng rãi để chỉ ý định đầu hàng trong thời Trung cổ ở Tây Âu.

Dần dần lá cờ trắng đã trở thành một biểu tượng được quốc tế công nhận không chỉ cho việc đầu hàng mà còn cho mong muốn bắt đầu ngừng bắn và tiến hành đàm phán trên chiến trường.

 

Màu trắng còn được sử dụng nói chung để chỉ một người được phép ngừng chiến đấu:

Những sứ giả cùng cây gậy màu trắng để phân biệt mình với các chiến binh, những tù nhân hay con tin bị bắt giữ trong trận sẽ đính kèm một mảnh giấy trắng vào mũ của họ.

Và các đơn vị đã đầu hàng, được hứa hẹn có 1 chuyến đi an toàn, những người này sẽ mang theo chiếc gậy màu trắng.

Những người lính thời kỳ Nội chiến Mỹ đã vẫy cờ trắng ngưng chiến trước khi đi thu gom các binh sĩ bị thương.

Nhà sử học Bồ Đào Nha Gaspar Correia (trong những năm 1550), tuyên bố rằng:

Năm 1502, Hoàng tử Ấn Độ, Zamorin Calicut, cử các nhà đàm phán mang một "miếng vải trắng gắn vào một chiếc gậy", "như là một dấu hiệu của hòa bình", với kẻ thù của ông là Vasco da Gama.

Năm 1625, Hugo Grotius trong "De jure belli ac pacis" (Luật chiến tranh và hòa bình), một trong những cơ sở căn bản của luật pháp quốc tế, đã công nhận:

Cờ trắng là một "dấu hiệu, hàm chứa một ý nghĩa" đó là "một dấu hiệu ngầm của 1 cuộc đàm phán hay thương lượng, mà người ta không phải dùng lời nói để diễn tả".

Quân lính cầm vật màu trắng tượng trưng hòa bình, đầu hàng. Ảnh Internet.

Quân lính cầm vật màu trắng tượng trưng hòa bình, đầu hàng. Ảnh Internet.

Ngoài ra, có các bằng chứng cho thấy nó cũng trở nên thịnh hành một cách độc lập ở Trung Quốc thời nhà Đông Hán (năm 25–220 sau CN) trong ba thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên.

Những lá cờ trắng có thể được thay thế bởi bất cứ vật màu trắng nào. Ảnh minh họa.

Những lá cờ trắng có thể được thay thế bởi bất cứ vật màu trắng nào. Ảnh minh họa.

Màu trắng từ lâu đã gắn liền với cái chết và tang tóc ở Trung Quốc, vì vậy những người lính Trung Hoa có thể dùng cờ đầu hàng màu trắng để tỏ sự buồn bã khi thất trận.

Màu trắng rất dễ nhận biết nên được sử dụng làm biểu tượng đầu hàng. Ảnh Internet.
Màu trắng rất dễ nhận biết nên được sử dụng làm biểu tượng đầu hàng. Ảnh Internet.

Những ý nghĩa khác nhau của lá cờ này sau đó đã được pháp điển hóa trong các Công ước La Hay và Công ước Geneva thời thế kỷ 19 và 20.

Cũng chính những công ước này đã cấm quân đội các nước sử dụng cờ trắng để giả vờ đầu hàng rồi sau đó phục kích quân địch.

Ngày nay, "giương cờ trắng đầu hàng" trở thành một thành ngữ quen thuộc trong cuộc sống khi một người nào đó muốn từ bỏ một điều gì đó, chứ không nhất thiết phải giương một chiếc cờ trắng.