“Let’s Make America Great Again” – Hãy đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại là một lời mời gọi chung tay vì một mục tiêu, lý tưởng lớn mà mỗi cử tri đều có thể tự giải thích cho chính mình. Nó chứa đựng đam mê và mục tiêu.
Trong khi đó, thông điệp của bà Clinton: “Stronger Together” – Cùng nhau chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, cũng hàm chưa việc tham gia nhưng lại gắn với một quá trình. Không phải người ta không quan tâm đến quá trình nhưng kết quả kỳ vọng kém rõ ràng hơn. Và nhà tiếp thị giỏi sẽ biết rằng, nếu bạn không định vị thương hiệu tốt, đối thủ sẽ làm điều đó thay bạn.
Gợi nhắc quá khứ như một sự khởi đầu
Lời hứa hẹn về trải nghiệm bầu cử hướng tới một tương lai không chắc chắn không bao giờ hiệu quả với đa số, đặc biệt khi thương hiệu của bạn vẫn còn mới mẻ trong cuộc chơi.
Donald Trump, tay mơ chính trị, đã chiến thắng bằng cách gợi lại cho người Mỹ nhớ lại về một ngày hôm qua tươi đẹp và hứa hẹn sẽ tái tạo tương lai còn tốt đẹp hơn thế. Từ “Again - một lần nữa, trở lại” không phải một từ ngẫu nhiên và tình cờ được thêm vào khẩu hiệu tranh cử của Trump.
Hãy nhớ thông điệp của hãng Kellogg: “Try Us Again for the First Time” (Hãy thử lại chúng tôi như thể ngày đầu tiên) đã giúp hãng này giành lại nhiều khách hàng đã mất. Với nhiều người Mỹ, những ngày xưa cũ tốt đẹp thực sự tồn tại và họ bỏ phiếu để đưa nước Mỹ quay lại những ngày tháng đó.
Nhắm tới những người từng bị lãng quên
Hầu hết các công ty tài chính luôn theo đuổi phân khúc khách hàng tiềm năng mang giá trị lợi ích ròng cao mà mặc nhiên không coi trọng hoặc bỏ qua hàng triệu những người thành đạt khiêm tốn.
Ông Trump đã biến cách tiếp cận đa chủng tộc của đảng Dân chủ để khích tướng nhóm “Những người bị lãng quên”, giành được nhóm những người Dân chủ bị chính đảng này bỏ qua, cũng như thu hút được nhiều cử tri mới và tiếp thêm sinh lực cho những nhóm cử tri bị xem nhẹ.
Cùng lúc đó, hầu hết thành viên đảng Cộng hòa lo đều quay về bỏ phiếu cho ứng cử viên của họ.
Nhà tiếp thị giỏi luôn biết cách cân bằng giữa việc thu hút khách hàng mới và duy trì đối tượng khách hàng ban đầu.
Bán tiếng hiệu quả hơn bán miếng
Bà Clinton luôn có thể đánh bại ông Trump nếu xét ở khía cạnh kinh nghiệm và hiểu biết chính trị.
Một thương hiệu mới không thể trụ nổi nếu để bị lạc trong rừng cỏ dại chính sách. Do đó, nhân sự trong chiến dịch của Trump cũng như bản thân chiến lược tranh cử của ông nhấn mạnh đến "tiếng" hơn là miếng. Bằng những nét phác họa, cam kết Trump đưa ra nhấn mạnh mục tiêu, kết quả trong khi chi tiết chính sách và triển khai thực tế rất mờ nhạt.
Đương nhiên, với những câu mở đầu bằng cụm từ: "Chính quyền Trump sẽ..", ông ấy phải đưa ra "miếng" - các chính sách cụ thể.Liệu Trump có thực hiện lời hứa của mình? Nếu không, ông sẽ không bao giờ mua lại được cử tri sau 4 năm nữa.
Xây dựng lòng nhiệt huyết
Nhà tiếp thị giỏi luôn biết đến sức mạnh của những lời truyền miệng. Trong thời đại của mạng xã hội, một chiến dịch tranh cử được chuẩn bị chu đáo (dạng tranh cử kiểu cũ) và bạo chi cho quảng cáo truyền hình (tạo cuộc chiến trên truyền hình) là không đủ. Sự quyết đoán và khả năng chịu đựng của Trump – với năm bài diễn thuyết mỗi ngày – và quy mô của đám đông ủng hộ Trump đã gây ấn tượng với những cử tri bình thường xem truyền hình hơn là các quảng cáo trả tiền của bà Clinton.
Các chuyên gia thì luôn đặt câu hỏi liệu lòng nhiệt tình có thể chuyển hóa thành phiếu bầu. Nhà tiếp thị giỏi biết rằng lòng nhiệt huyết của người tiêu dùng với thương hiệu sẽ thu hút lượng tiền thu vào. Và chiến lược đó đã thành công với ông Trump.
Chốt đơn hàng
Tiếp thị chính trị đòi hỏi bạn phải giành được đa số phiếu không phải mỗi ngày, mà chỉ cần vào một ngày duy nhất diễn ra một lần duy nhất trong bốn năm. Thời điểm quyết định tất cả.
Ông Trump đã nhận thấy được chiến lược nào thì hiệu quả còn chiến lược nào thì không khi chiến dịch diễn ra. Ông tinh lọc lại thông điệp của mình, đáp trả những lời lăng mạ, và tỏa sáng vào đúng thời điểm, làm sai lệch những định hướng và thăm dò dư luận và giới chuyên gia truyền thông.
Trong những bài phát biểu gần đây, ông lặp lại cùng một thông điệp, kêu gọi cử tri tưởng tượng đến một tương lai khi họ mua lời hứa về một chính quyền mang tên Trump. Ông tự tin tuyên bố: “Chúng ta nhất định sẽ thắng” ở bang này, “Chúng ta đang dẫn đầu” ở bang.
Khách hàng từ đó không chỉ muốn hỗ trợ người chiến thắng, họ muốn đứng sau một thương hiệu mà thương hiệu đó luôn tự coi mình là người chiến thắng. Đó là khi một thương hiệu trở thành một phong trào, xu hướng.
Ở tuần cuối cùng trước ngày bầu cử, thương hiệu Clinton hứa hẹn về một tương lai tươi sáng nhưng lại xuất hiện như ứng viên của ngày hôm qua, với vẻ mệt mỏ và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình Obama và Bon Jovis. Ngược lại, Trump hứa hẹn một tương lai tươi đẹp như ngày hôm qua, tràn đầy năng lượng của một kẻ ngoại đạo, gây tranh cãi nhưng quyết đoán, đứng một mình giữa khán đài, lúc nào cũng sẵn sàng xông tới, sẵn sàng bước lên Đỉnh Danh vọng.
Thương hiệu Trump là điều mở mẻ tươi sáng của ngày hôm nay. Nhưng mới thì dễ, tốt mới khó. Thời gian sẽ trả lời cho việc liệu lời hứa của thương hiệu Trump liệu có được thực hiện.