Có thể nhiều người biết đến chị Phạm Thị Nguyệt Nga với tư cách là một nữ doanh nhân thành đạt, điều hành chuỗi Nhà hàng Nga nổi tiếng ở số 21 Tôn Đức Thắng và 50 Hồ Tùng Mậu, Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng í tai biết được rằng, đằng sau vẻ sang trọng, quý phái của một nữ doanh nhân là một cái tâm ắp đầy nhân ái, luôn hướng đến cộng đồng, đến những mảnh đời bất hạnh.
Chị Nga chia sẻ: Chị làm từ thiện âm thầm, bất cứ nơi nào, bất cứ việc gì mà chị cảm thấy mình có thể làm được. Làm từ thiện với chị là một nhu cầu tự thân, là sự mách bảo của con tim chứ không vì bất cứ động cơ nào khác.
Chị đã đến rất nhiều các trung tâm bảo trợ xã hội, các trại trẻ mồ côi ở thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trong cả nước để thăm hỏi, chia sẻ, động viên những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh. Chị ủng hộ nhiệt tình các chương trình xây nhà tình nghĩa, mổ mắt cho bệnh nhân nghèo, gây quỹ xóa đói giảm nghèo, … bất cứ khi nào có tổ chức, cá nhân, bạn bè kêu gọi mà sắp xếp được thời gian chị lại tham gia ủng hộ.
Chị Nguyệt Nga tặng 100 triệu đồng cho các nạn nhân bị chất độc da cam tại Thanh Hà - Hải Dương.
Chị tâm niệm: làm từ thiện không cứ ở nhiều hay ít mà cốt là ở tấm lòng. Chính tấm lòng nhân ái, tràn ngập yêu thương của nữ doanh nhân Phạm Thị Nguyệt Nga đã góp phần nâng đỡ nhiều số phận không may mắn có thêm điều kiện và nghị lực để vươn lên. Chứng kiến những gia đình được mình giúp đỡ vượt qua được nghèo khó chị lại cảm thấy cuộc sống của mình thêm ý nghĩa.
Tháng 11 năm 2011, tại đêm tiệc gây quỹ từ thiện EniGma do Đại sứ du lịch Việt Nam – diễn viên Lý Nhã Kỹ tổ chức tại khách sạn Caravelle, chị Phạm thị Nguyệt Nga đã không do dự rút hầu bao gần 3 tỷ đồng để tham gia đấu giá các sản phẩm với mục đích đóng góp vào quỹ từ thiện nhằm thực hiện một số dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục và xã hội như mổ mắt, mổ tim cho trẻ em, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, xây nhà tình nghĩa…
Chị chia sẻ: cái ý nghĩa và giá trị không nằm trong những đồ vật mà chị được sở hữu, giá trị lớn hơn rất nhiều lần là những đồng tiền của chị được dung vào việc gì? Được biết các chương trình từ thiện do diễn viên Lý Nhã Kỳ tổ chức trong suốt những năm qua đã trở thành cứu cánh cho rất nhiều những mảnh đời bất hạnh. Đặc biệt là đối với các trẻ em bị bệnh bẩm sinh. Từ sự hỗ trợ của quỹ này, hàng trăm em nhỏ đã được sống khỏe mạnh, được học tập và vui chơi như nhiều những bạn bè khác của các em.
Chị Nga tâm sự: những công tác thiện nguyện chị làm trong nhiều năm qua cho ngườ nghèo, cho những mảnh đời bất hạnh là do chị được kế thừa đức hi sinh từ người cha kính yêu của chị, cụ Phạm Quang Hiệu, một cán bộ cao cấp công tác ở Ban Dân Vận Trung Ương. Sau khi nghỉ hưu, cụ vẫn tìm mọi cách để cống hiến cho đất nước. Đến năm 80 tuổi cụ vẫn lặn lội vào Nam ra Bắc để vận động ủng hộ cho người nghèo. Chính tấm gương đạo đức, liêm khiết, chí công vô tư của bố chị đã khiến chị dù làm bất cứ việc gì cũng luôn tự nhắc nhở mình phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, noi gương bố để làm những điều tốt đẹp, có ích cho xã hội.
Quan điểm sống có trách nhiệm với cộng đồng được nữ doanh nhân Phạm Thị Nguyệt Nga thể hiện ngay trong chiến lược kinh doanh của mình. Đông đảo thực khách sành ăn tìm đến với Nhà hàng Nga không chỉ bởi nơi đây có không gian sang trọng, phong cách phục vụ chu đáo, mà còn bởi món chồn hương đã làm nên thương hiệu của nhà hàng.
Như chúng ta đã biết, chồn hương là một loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo vệ, nếu để thương mại hóa thì không thể nào đánh bắt, khai thác ngoài tự nhiên. Làm thế nào để phục vụ đượcc nhu cầu của thực khách, giữ vững được thương hiệu của nhà hàng những vẫn bảo vệ và phát triển được loài chồn hương? Tìm lời giải cho bài toán này, chị Phạm Thị Nguyệt Nga đã mạnh dạn liên kết với doanh nhân Nguyễn Quốc Khánh (Đắck Lắc) đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng trang trại nuôi chồn hương. Ngoài ra, chị còn liên kết với một vài trang trại khách trên địa bàn Tây Nguyên để phát triển loài động vật quý hiếm này.
Đầu tư nuôi chồn hương không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của thực khách tại hệ thống nhà hàng mà còn góp phần bảo vệ, phát triển loài động vật quý hiếm, tạo công ăn việc làm cho người dân. Đặc biệt, một phần thức ăn của chồn hương lấy từ hạt cà phê tạo nên thứ tuyệt phẩm cà phê chồn vang danh khắp trong và ngoài nước.
Hạnh phúc của một con người là làm cho người khác được hạnh phúc. Với quan điểm sống có trách nhiệm và cống hiến cho cộng đồng bằng tất cả tấm lòng của mình, có lẽ chị Phạm Thị Nguyệt Nga là một trong những người hạnh phúc nhất.