Cái Được Cái Mất Của Người Làm Quan
Khổng Miệt là cháu trai của Khổng Tử, còn Mật Tử Tiện là học trò của ông. Cả hai đều làm quan nhưng nhậm chức ở hai huyện khác nhau.

Thương hiệu vàng,thương hiệu vàng quốc gia, thương hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ , thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam , thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam , trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, giải thưởng thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam, thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam, Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam, thương hiệu vàng châu á thái bình dương, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng ngành tóc việt nam, thương hiệu vàng nha khoa, nha khoa uy tín việt nam, spa uy tín việt nam, thương hiệu vàng spa việt nam, Thương hiệu vàng, logo và slogan ấn tượng, Thương Hiệu Vàng Uy Tín, thương hiệu vàng đất việt

 

 Một ngày nọ, Khổng Tử đến thăm Khổng Miệt. Trên đường đi, ông chứng kiến nhiều cánh đồng bị bỏ hoang, cỏ dại phủ kín. Người nông dân lo lắng, thất vọng nhưng lại nhàn rỗi không làm việc mặc dù thời điểm này đang là mùa xuân, cây cối đơm hoa trổ quả.

Thấy lạ, Khổng Tử bèn hỏi một trong những người nông dân: 

-Tại sao mọi người không ai lo việc cấy cày?

Người nông dân trả lời:

- Bởi vì năm ngoái chúng tôi không đóng đủ tiền thuế, nên năm nay bị cấm làm ruộng.

Khổng Tử nghe thấy mà xót xa cho những người nông dân đang tuyệt vọng.

Khi Khổng Tử gặp Khổng Miệt, ông hỏi:

- Con nghĩ con đã được và mất những gì từ khi trở thành quan huyện?

Khổng Miệt thưa:

- Con không đạt được điều gì mà lại mất rất nhiều. Nhà vua lệnh cho con phải làm nhiều việc quá đến nỗi con thường không có thời gian để đọc sách và rèn luyện bản thân. Bổng lộc của con lại quá thấp không thể chu cấp đầy đủ cho gia đình, cho nên con không có gì để trợ giúp họ hàng thân quyến, điều này khiến mối quan hệ trong gia tộc trở nên xa cách. Cuối cùng, công việc khẩn trương cấp bách, con không có thời gian để thăm người ốm, thế nên mà bạn bè, gia đình xích mích, tranh cãi.

Nghe lời than phiền của học trò, Khổng Tử chỉ dạy:

- Người xưa dạy rằng, đã làm quan phụ mẫu thì phải dùng tấm lòng nhân hậu và yêu thương để đối đãi với dân; cân nhắc cẩn thận khi trừng phạt một ai đó. Nếu một vị quan chỉ biết dùng luật để chỉ đạo người khác, dùng hình phạt để cưỡng ép dân chúng, thì dân chúng ắt sẽ nghĩ ra trăm phương nghìn kế để tránh né mà không bao giờ nhận ra tội lỗi hay cảm thấy xấu hổ. Nếu quan viên biết cai quản bằng đức hạnh, dùng lễ nghi để giáo huấn dân chúng, thì dân ắt biết xấu hổ khi làm điều sai trái, biết nỗ lực làm người tốt, do đó cần tránh hình phạt tàn bạo. Nên biết rằng tấm lòng bao dung, rộng lượng tự khiến người hiểu lý lẽ mà tuân phục.

Khi Khổng Tử đến gặp Mật Tử Tiện, ông trông thấy mọi thứ diễn ra rất như ý; người dân giàu có, trung thực và lễ phép. Khổng Tử hỏi Mật Tử Tiện câu hỏi tương tự:

- Con nghĩ con đã được và mất những gì từ khi trở thành quan huyện?

Mật Tử Tiện thưa:

- Con không mất gì mà lại đạt được rất nhiều. Mặc dù trăm công nghìn việc, con vẫn không quên trau dồi Kinh thư Thánh Hiền để rèn luyện và chỉ đạo bản thân, qua đó mà học được cách cai quản dân chúng. Mặc dù bổng lộc không nhiều, nhưng con luôn cảm thấy đủ để chu cấp cho thân nhân, điều này khiến chúng con gần gũi hơn. Cuối cùng, mặc dù công việc khẩn trương cấp bách, con không bao giờ quên thăm người ốm và dành thời gian chăm sóc mọi người, vì vậy tất cả mọi người xung quanh đều hỗ trợ công việc của con.

Sau đó, cả hai nghe thấy âm thanh du dương bên ngoài; một thiếu nữ đang ngâm thơ khuyến khích mọi người chăm chỉ và tu dưỡng tâm tính. Khổng Tử mỉm cười và hỏi Mật Tử Tiện:

- Con cũng dùng âm nhạc để giáo huấn người dân trở nên tốt hơn sao? Điều đó rất tốt. Nhưng làm thế nào mà con khiến mọi người trở sống với nhau hòa thuận?

Mật Tử Tiện thưa:

- Thầy đã dạy con phải yêu thương người khác, con chỉ vận dụng nó vào cuộc sống của mình. Con cư xử với người lớn tuổi như phụ mẫu và đối đãi với trẻ nhỏ như con cháu trong nhà. Con gắng để giảm gánh nặng cho dân và giúp đỡ người nghèo. . . Con trọng dụng người tài, khiêm tốn hỏi những bậc cao minh hơn để giúp việc quản dân ngày càng tốt.

Nghe những lời này, Khổng Tử đáp:

- Con là người thẳng thắn, trung thực; biết giáo huấn dân bằng đức hạnh, biết chỉ đạo dân bằng sự nhân hậu. Con sẽ được phúc báo và được người người tuân phục, ủng hộ.

Khổng Tử nghe nói khen rằng:

- Tử Tiện thực là người quân tử.

(Gia Ngữ)

Lời bàn :

Hai đoạn nầy bày ra hai cái cảnh phản đối lại hẳn với nhau. Cũng là làm quan, mà một đàng "mất" một đàng "được" khác nhau chẳng qua là chỉ do tự mình cả, chớ không phải nghề làm quan bó buộc mình phải như thế. Đức Khổng Tử khen người "được" là quân tử, thì tất bỉ người "mất" là tiểu nhân. Ôi! làm quan tuy là bận việc, tuy là ít lương, tuy là hẹp thời giờ, mà vẫn học hành cho rộng thêm trí thức mà vẫn chu cấp được cả cho bà con, mà vẫn ân cần cả với chúng bạn, thì cũng đáng phục là ông quan quân tử thật.