Doanh nghiệp ứng phó với biến động tỷ giá như thế nào?
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản đồng USD, tỷ giá VND/USD đã biến động theo chiều hướng tăng. Phóng viên báo Tin Tức ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp về vấn đề này.
Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng quốc gia, thương hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, giải thưởng thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam, thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam, Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam, thương hiệu vàng châu á thái bình dương, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng ngành tóc việt nam, thương hiệu vàng nha khoa, nha khoa uy tín việt nam, spa uy tín việt nam, thương hiệu vàng spa việt nam, Thương hiệu vàng, logo và slogan ấn tượng, Thương Hiệu Vàng Uy Tín, thương hiệu vàng đất việt
 
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam:
 
Với việc FED vừa quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2016 sẽ là tin vui đối với ngành xuất khẩu điều. Chúng ta có thể thấy khi giá trị đồng USD tăng và mạnh lên sẽ làm cho giá trị xuất khẩu điều tăng lên đáng kể. Thực tế, khi Fed nâng lãi suất đồng USD lên bao nhiêu % đồng nghĩa với giá hàng hóa vào Mỹ sẽ tăng tương ứng, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hưởng chênh lệch khi tỷ giá được điều chỉnh trong nước cho phù hợp với sự tăng giá của đồng USD. Hiện thị trường Hoa Kỳ đang là nhà nhập khẩu lớn nhất của ngành điều khi chiếm đến gần 40% khối lượng xuất khẩu. Còn việc nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến chưa đáng lo, vì hầu hết các loại nông sản nhập khẩu phục vụ cho sản xuất đến từ các nước châu Phi, châu Á...
 
Ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch VASEP: 
 
Đồng USD tăng giá trước mắt vẫn chưa ảnh hưởng nhiều, nhưng sẽ là mối lo cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và ngành thủy sản nói riêng trong dài hạn. Theo đó nếu đồng USD mạnh lên sẽ ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành như EU, Nhật... Vì lúc này, đồng tiền các nước sẽ mất giá so với đồng USD, làm cho hàng hóa đến tay người tiêu dùng tăng giá và kém cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này cũng không nhiều, vì thực tế đồng yên vẫn đang rất mạnh. Trong bối cảnh đó, Chính phủ cần điều hành tỷ giá linh hoạt hơn nữa, cũng như mở rộng biên độ tỷ giá giữa VND/USD để kích thích xuất khẩu. Bản thân các doanh nghiệp khi trao đổi thương mại với các nước cũng cần linh hoạt hơn trong việc quy đổi các loại tiền, nhằm hạn chế tối đa các rủi ro không đáng có từ việc quá phụ thuộc vào đồng USD.
 
Bà Nguyễn Thu Phương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Dương: 
 
Việc FED tăng lãi suất USD chắc chắn tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước mắt, đồng USD tăng giá sẽ khiến cho giá nhập khẩu các sản phẩm phục vụ cho sản xuất hay kinh doanh sẽ có có giá đắt hơn, đặc biệt ở những nhóm hàng hóa tạm nhập tái xuất. Dưới góc độ nhà đầu tư, về lâu dài còn ảnh hưởng đến các nguồn vốn huy động từ nước ngoài và những tổ chức quốc tế cho sự phát triển bản thân doanh nghiệp đang cần nguồn vốn để phát triển kinh doanh. Vì khi FED tăng lãi suất, đồng USD sẽ tác động làm cho dòng vốn đầu tư ở các thị trường mới nổi và thị trường cận biên trong đó có Việt Nam rút bớt về Mỹ, nhất là các dòng tiền nóng. Để giảm bớt rủi ro, bản thân các doanh nghiệp phải tự cứu mình khi phải có kế hoạch cụ thể tiết giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp nâng cao khả năng cạnh tranh. Về phía Nhà nước cũng cần có chính sách điều phối tỷ giá linh hoạt hơn, từng bước kiểm soát tốt được nền kinh tế.
Lê Nghĩa (thực hiện)