Tiến sĩ sử học Thu Trang, Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam
TS sử học Thu Trang, tên thật là Công Thị Nghĩa, đã đoạt danh hiệu hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, cũng là của cả Việt Nam vào ngày 20-2-1955.

tiến sĩ sử học thu trang "công thị nghĩa", hoa hậu đầu tiên của việt nam

Công Thị Nghĩa (sinh năm 1932), hay còn gọi là Hoa hậu Thu Trang, là một điệp viên, nhà báo, và là Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Bà từng là thành viên đoàn chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp, nguyên tổng thư ký Hội Khoa học xã hội của Hội Người Việt Nam tại Pháp. Bà còn được biết đến với một vai trò khác là Tiến sĩ Sử học. (nguồn wikipedia)

Đầu năm 1955, Bộ trưởng Thông tin Trần Chánh Thành và Bộ trưởng Xã hội Nguyễn Mạnh Bảo của chính quyền Sài Gòn lúc đó họp bàn với nhau tổ chức lễ hội kỷ niệm Hai Bà Trưng, trong lễ hội đó sẽ có cuộc thi hoa hậu đầu tiên.

Nhà báo bỗng nhiên “bị” mời đi thi hoa hậu

Lý do để có thể tổ chức một cuộc thi hoa hậu như vậy là nhằm tôn vinh hai nữ anh hùng dân tộc, đồng thời qua đó lấy tiền bán vé để ủng hộ cho Ủy ban Chẩn tế xã hội, một cơ quan từ thiện lúc đó. Sâu xa hơn, chính quyền Sài Gòn thông qua cuộc thi truyền đi ý nghĩa về mặt chính trị với quốc tế (cụ thể nhất là với báo giới Mỹ) về hình ảnh một miền Nam mới, ổn định, hòa bình…

Nhà báo Thu Trang lúc đó mới 23 tuổi đến gặp ban tổ chức (BTC) cuộc thi để lấy thông tin viết bài về cuộc thi hoa hậu, chẳng ngờ BTC vừa thấy cô lập tức chộn rộn hẳn lên. Rồi thay vì cung cấp thông tin cho cô viết bài, BTC lại “dụ” cô đi thi: “Cô nhà báo xinh đẹp như vầy nên đi thi luôn đi, nhan sắc cô mà không thi uổng lắm”.

Bất ngờ, Thu Trang từ chối, lấy lý do nhà báo không nên đi thi, rồi nhan sắc lên sân khấu sợ không đẹp. Nhưng BTC hết sức thuyết phục, rằng đây là cuộc thi đầu tiên, thí sinh ít có người đẹp đăng ký, cuộc thi có báo giới quốc tế chứng kiến nên nếu thí sinh có ít người đẹp sẽ mất thể diện phụ nữ Việt Nam… Thậm chí khi cô viện lý do không có trang phục đẹp để mặc, BTC cũng thuyết phục cô chỉ cần có một chiếc áo dài thôi là đủ vì cuộc thi lúc đó không có phần thi áo tắm. Sau này Thu Trang kể lại, nếu cuộc thi có phần thi áo tắm cô chắc chắn sẽ không bao giờ đi thi dù đã nhiều lần mặc áo tắm đi tắm biển.

Sài Gòn những cái đầu tiên: Hoa hậu đầu tiên của VN - 2, Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng quốc gia, thương hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, giải thưởng thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam, thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam, Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam, thương hiệu vàng châu á thái bình dương, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng ngành tóc việt nam, thương hiệu vàng nha khoa, nha khoa uy tín việt nam, spa uy tín việt nam, thương hiệu vàng spa việt nam, Thương hiệu vàng, logo và slogan ấn tượng, Thương Hiệu Vàng Uy Tín, thương hiệu vàng đất việt

TS Thu Trang, hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, giảng dạy tại ĐH Duy Tân năm 2000.

Trở thành người nổi tiếng

Mặc dù ban đầu Thu Trang chỉ định đi thi cho vui, không tin tưởng lắm vào việc trúng giải, rốt cuộc cô lại giành ngôi vị cao nhất. Nếu so với các thí sinh hoa hậu thời nay, chiều cao của cô thấp hơn nhiều. Cô chỉ cao 1,61 m, đi thêm đôi guốc nên cao lên 1,68 m, số đo 86 - 62 - 88 và nặng 53 kg. Tuy nhiên, ở thời điểm hơn 60 năm trước thì đây là số đo lý tưởng. Chính vì vậy, khi công bố kết quả, Thu Trang thậm chí còn vượt xa đến vài chục điểm so với á hậu 1 và á hậu 2.

Ngay sau khi đăng quang, Thu Trang được đưa lên một chiếc xe De Soto mui trần sang trọng cùng đoàn diễu hành qua các đường phố chính của Sài Gòn trong hai tiếng đồng hồ.

Ngày hôm sau, các báo Sài Gòn đồng loạt loan tin: Cô Thu Trang, một nữ ký giả, chiếm giải Hoa khôi cuộc thi sắc đẹp do hội AMAS tổ chức tại Chợ Lớn mục đích giúp chẩn tế xã hội/ Nữ ký giả Thu Trang hay tân hoa hậu Việt Nam… Cô được phỏng vấn, được mời viết cảm tưởng… Báo chí và dư luận rầm rộ đến hơn nửa tháng trời mới giảm bớt.

Cô được gọi đùa là hoa hậu Lambretta do được tặng phần thưởng giá trị là chiếc xe Lambretta và nhiều mỹ phẩm giá trị cùng một chuyến du lịch Mỹ. Chiếc xe được hai cậu em trai thích quá leo lên chạy thử, suýt gây tai nạn nên phải gọi người bán gấp.

Sau những niềm vui ban đầu, bắt đầu cuộc sống bị xáo trộn, hết người này rồi người kia đến gặp mời đi giao lưu…, tiệm sách của gia đình lúc nào cũng đông nghẹt người đến không phải để mua sách mà để… coi hoa hậu. Rất nhiều họa sĩ mời cô làm mẫu để họ vẽ và dĩ nhiên không thể thiếu những người của giới điện ảnh mới manh nha ở Sài Gòn mời cô đóng phim.

Điện ảnh - vinh quang và nước mắt

Sau bộ phim đầu tay, năm 1957, Thu Trang được mời tham gia bộ phim thứ hai mang tên Lục Vân Tiên của đạo diễn Tống Ngọc Hạp mới từ Pháp về. Thực ra Tống Ngọc Hạp không học đạo diễn mà học âm nhạc, ông vừa là đạo diễn vừa sáng tác nhạc cho phim. Phim được đề cử mang đi dự Liên hoan phim châu Á 1957, rồi mang đi giới thiệu qua nhiều quốc gia khác với mục đích mang chuông đi đánh xứ người. Toàn bộ hậu kỳ phải làm ở Nhật, thời gian ở nước ngoài khá lâu nên kinh phí không đủ, đoàn từ bốn người đã rút lại còn mỗi đạo diễn và Thu Trang. Lần đầu tiên Việt Nam mang phim dự liên hoan và giới thiệu, những cuộc ra mắt liên tục khắp nơi, Thu Trang và đạo diễn Hạp liên tục xuất hiện trên các tờ báo. Và khi một nam, một nữ còn trẻ gắn bó với nhau nơi xứ lạ bơ vơ thì điều gì ắt phải đến đã đến. 25 tuổi trở thành đàn bà ngay khi không hề biết chút gì về chuyện tình dục, Thu Trang đã có thai ngay tháng đầu tiên ở Nhật. Đây là một sai lầm kinh khủng vì Tống Ngọc Hạp đã có vợ và dư luận xã hội lúc bấy giờ không dễ gì tha thứ cho một sự việc như thế. Thu Trang kiên quyết giữ lại đứa con của mình và sẵn sàng chấp nhận tất cả búa rìu dư luận.

Mùa thu năm 1957, cả hai trở về Sài Gòn. Dù thai sắp đến ngày sinh nở nhưng một đám đông giận dữ đã đón họ ở sân bay đúng nghĩa của một scandal. Trong hồi ký của mình, Thu Trang đã mô tả lại chiếc valy chứa đồ sơ sinh của con trai bị xé nát; quần áo, nữ trang bị mất; hình ảnh, giấy tờ chỉ trong bóp tay mới còn. Nhà sản xuất người Ấn Độ tên Robert phải dẫn cô chạy lên xe riêng để thoát khỏi đám đông phẫn nộ.

Cuối năm đó, nhóm các nhà làm phim người Mỹ đến Việt Nam để dự định thực hiện bộ phim Người Mỹ trầm lặng dựa trên tiểu thuyết đang ăn khách lúc đó. Đạo diễn Mankiewicz cho người tìm Thu Trang cho vai diễn cô gái Việt trong phim nhưng cô từ chối gặp. Mặc dù nhiều người nói cô đã từ chối một cơ hội quý để tìm đường đến kinh đô kiện ảnh Mỹ nhưng Thu Trang không bận tâm. Điều cô cần là rời xa điện ảnh để sống cuộc đời bình an. Cô xin vào làm việc ở một công ty nước ngoài để tránh điều tiếng, con trai cô đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên để kỷ niệm tình yêu đầu tiên và sau này cô cũng chưa bao giờ trách móc đạo diễn Tống Ngọc Hạp bất cứ điều gì.

Tuy nhiên, cuộc sống lại không đi theo những gì Thu Trang nghĩ.

Hoa hậu đầu tiên lại là một… điệp báo viên

Sinh ra tại làng hoa Ngọc Hà, Hà Nội, trong một gia đình yêu nước và di cư vào Sài Gòn năm 1942, Thu Trang rất mến mộ luật sư Nguyễn Hữu Thọ khi ông luôn đứng ra bào chữa cho những người yêu nước chống Pháp. Cô tham gia phong trào Trần Văn Ơn và được Việt Minh móc nối đưa ra khu để tổ chức làm điệp báo nội thành do vẻ ngoài xinh đẹp, tiểu thư. Vào làm việc ở Phòng Thông tin Mỹ, ở môi trường này Thu Trang tham gia các buổi tiếp tân với các chính khách, sĩ quan và một số tướng lĩnh… để tìm thông tin.

Tuy nhiên, làm nhiệm vụ chưa được bao lâu, năm 1952 đường dây bị lộ. Thu Trang bị bắt đưa về bót Catina tra tấn dã man. Thậm chí sau này cô không bao giờ thích bóng đá chỉ vì một tên cảnh sát tra tấn vốn xuất thân là cầu thủ bóng đá.

Gần một năm bị giam trong Khám lớn, đến năm 1953, Thu Trang được đưa ra tòa án binh. Cô được chính luật sư Nguyễn Hữu Thọ đứng ra cãi cho trắng án. Ra tù, Thu Trang quyết định đi theo nghề báo bởi mọi người nhận thấy cô có khả năng viết rất tốt, thường xuyên viết thư giúp các đồng đội trong chiến khu.

Sau khi ra Luật 10/59, cảnh sát thường xuyên khám nhà cô, thậm chí khi cô lên Đà Lạt mở quán cà phê với bạn cũng bị bắt về Sài Gòn giam một tháng trời và cấm không cho rời khỏi Sài Gòn vì là người kháng chiến cũ.

Để tránh nguy hiểm cho bản thân, nhân được mời qua Pháp thực hiện một bộ phim, Thu Trang đã ở lại Paris. Tại đây cô đã lập gia đình với một nhà khoa học người Pháp, sau này trở thành giáo sư y khoa. Tại Pháp Thu Trang đã theo học cao học, rồi tình yêu với lịch sử Việt Nam và những nhà yêu nước đã thúc đẩy cô làm luận án tiến sĩ sử học tại ĐH Paris về những hoạt động của Phan Chu Trinh tại Pháp.

Sau khi đất nước thống nhất, bà Thu Trang về Việt Nam thăm và nhận thấy ngành du lịch còn chưa phát triển đúng mức ở nhiều địa phương, bà trở lại Paris tìm học về nghiên cứu du lịch để góp ý phát triển du lịch Việt Nam và nhiều lần về nước giảng dạy cho các sinh viên về du lịch.

Nhiều năm là thành viên Đoàn chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp và Tổng Thư ký Hội Khoa học xã hội, tình yêu và những đóng góp với đất nước của hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn chưa bao giờ phai nhạt.

Theo Phạm Trường Giang (Pháp Luật TPHCM)