Người ghi lại câu chuyện này là ông Nguyễn Văn Phu, Phó giám đốc công ty Daiwa (Đà Nẵng) - một doanh nhân đã sống và làm việc lâu năm người Nhật tại Việt Nam và nước ngoài.
Khi hội thảo kết thúc, các đại biểu chào nhau ra về. Ông Phu nhận ra trên bàn của đối tác Việt Nam để đầy những chai nước, có chai đã vơi, có chai vừa mới mở nắp nhưng hầu như đều được để nguyên trên bàn. Trong khi, trên bàn của những doanh nhân Nhật thì sạch trơn, không để lại chai nước nào.
Không lãng phí bất cứ thứ gì, dù là thứ nhỏ nhặt nhất
Với kinh nghiệm lâu năm, ông Phu đã quen và học được nhiều điều tích cực trong văn hóa làm việc của người Nhật. Hầu như bất cứ thứ gì còn sử dụng được, người Nhật đều tận dụng tối đa, những gì họ bỏ đi cũng được phân loại rất kỹ. Họ ăn vừa bụng, uống vừa đủ nước - có thể nói là cực kì tiết kiệm.
Họ ăn vừa bụng, uống vừa đủ nước - có thể nói là cực kì tiết kiệm
"Họ kỹ lưỡng trong mọi thứ, chế biến đồ ăn tỉ mỉ mà chỉ làm rất ít, ăn vừa đủ no, không bỏ mứa. Rau củ được rửa kỹ từng cọng, mỗi loại rau rửa 1 cách. Thịt cá thì xử lý từng gram cụ thể, chi tiết như chế tác vàng...”, ông Phu cho biết.
Những chi tiết này cho thấy, người Nhật "tằn tiện" một cách rất văn minh và khoa học.
Tiết kiệm không phải là lựa chọn, đó là lối hành xử, là cách sống đẹp đáng để học tập
người Nhật chỉ bỏ chai nước đi khi đã uống hết. Chỉ một hành động nhỏ bé nhưng đã góp phần rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí cũng như nước sạch hàng ngày
Quay lại câu chuyện chai nước tại hội nghị. Phải công nhận rằng, thói quen tiết kiệm đã giúp ích rất nhiều cho người Nhật.
Thử làm một bài toán đơn giản như sau: mỗi chai nước thừa 1/2, bởi vì chẳng ai muốn uống nước thừa nên sau mỗi cuộc họp sẽ phải bỏ đi khoảng 20 - 30 chai nước. Sự lãng phí này khá phổ biến tại Việt Nam chứ không chỉ sau những buổi hội thảo.
Số nước thừa đó cộng lại phải đủ dùng cho một người trong vòng 6 - 7 ngày. Ngoài ra, giá tiền mỗi chai nước tuy không lớn, tuy nhiên nhân lên nhiều lần sẽ trở thành con số đáng kể.
Trong khi đó, người Nhật chỉ bỏ chai nước đi khi đã uống hết. Chỉ một hành động nhỏ bé nhưng đã góp phần rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí cũng như nước sạch hàng ngày.
Mỗi chai nước, mỗi phân ăn được sử dụng hợp lý như vậy đã giảm thiểu rất nhiều hao phí xã hội. Phải chăng, chúng ta lại có thêm một lý do nữa để đất nước tuy nhỏ bé những ngoan cường này ngày một lớn mạnh?
Thêm nữa, với thói quen tiết kiệm hợp lý, chi tiêu đúng mực...cách hành xử tinh tế đó giúp người Nhật được nhiều quốc gia trên thế giới phải nể phục.
Để tiết kiệm không hề khó, chỉ cần bạn nghiêm túc với bản thân. Hãy cố gắng xây dựng cho mình lối sống văn minh và khoa học ngay từ những ngày đầu xuân năm mới!
Tri thức trẻ