Cây bèo tây, một kháng sinh giảm đau rất quý mà không phải ai cũng biết
Bèo tây còn có tên gọi: Bèo Nhật Bản, bèo Lộc Bình. Tên khoa học: Eichhornia crassipes thuộc họ: Bèo tây – PONTEDERIACEAE.
Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng quốc gia, thương hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, giải thưởng thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam, thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam, Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam, thương hiệu vàng châu á thái bình dương, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng ngành tóc việt nam, thương hiệu vàng nha khoa, nha khoa uy tín việt nam, spa uy tín việt nam, thương hiệu vàng spa việt nam, Thương hiệu vàng, logo và slogan ấn tượng, Thương Hiệu Vàng Uy Tín, thương hiệu vàng đất việt
 
Ở Việt Nam không có Bèo tây mà nó có xuất xứ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905. Đây là một loại bèo trồng chỗ nào cũng được, miễn là nơi ẩm ướt, nước ao tù vì loại cây này có đặc trưng là phát triển nhanh, nhanh hơn cả rau muống trồng dưới nước, lá bèo luôn xanh đậm, mọc thành hình hoa thị, bốn mùa có cuống mọc lên thành hình phao nổi xem giống như chiếc lộc bình, vì thế có nơi còn gọi là bèo Lộc bình tươi và đẹp. Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn bèo, hoa không đều, màu xanh nhạt hơi tím; đài và tràng hoa cùng màu, dính liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm màu vàng 6 nhị, 3 nhị dài và 3 nhị ngắn. Bầu thượng có 3 ô chứa nhiều noãn. Quả mang.
 
Trong những tháng năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi chúng tôi công tác ở tiểu đoàn quân y sư đoàn 325 đánh Mỹ ở miền tây Khe Sanh (Bắc Quảng Trị), thấy có nhiều thương binh (TB) bị nhiều vết xây xước chảy máu hoặc sưng tấy đỏ đau, nhiều anh chị em thanh niên xung phong hỗ trợ cáng khiêng thương bệnh binh nói ngay “Đi tìm cây Bèo tây ở khe suối, ruộng lầy  về rửa sạch giã nát cho ít muối vào và đắp lên, hết viêm ngay”.
 
Kinh nghiệm trong nhân dân và các anh chị thanh niên xung phong đánh Mỹ đã giúp chúng tôi xử lý 100% số TB nhẹ do vết thương chợt da sưng viêm cục bộ bằng Bèo tây giã nát trộn với muối để đắp lên vết sưng đau. Nhờ có Bèo tây, những chỗ đang nung mủ thì thu nhỏ lại, chỗ nào sưng to có mủ thì vỡ mủ ra và chúng tôi tiết kiệm được một số thuốc kháng sinh Tây y, để dành cho điều trị thương bệnh binh nặng hơn.
 
Sau này có điều kiện, chúng tôi nghiên cứu thêm tác dụng của Bèo tây trên lâm sàng chữa các vết viêm (sưng) lở loét trên da loại nhẹ như một kháng sinh kháng phổ rộng và kết quả thu được là khả quan.
 
Liều lượng tuỳ thuộc nơi viêm (sưng) trên da của bệnh nhân. Nhưng phải rửa thật sạch bằng nước muối sinh lý 90/00 và khi giã nát nhỏ cũng phải có một ít muối sạch trộn thêm vào.
 
Hiện nay, nhân dân ta ở vùng sâu, vùng xa còn rất nghèo, chưa mua nổi Bảo hiểm y tế. Việc sử dụng các cây, con thuốc Nam như cây Bèo tây là rất có lợi, vừa rất ít tác dụng phụ lại không tốn tiền, ở đâu cũng có. Nó vừa là thức ăn nuôi heo (lợn), lại còn tác dụng như một kháng sinh chống viêm, giảm đau rất tốt.
 
BS. Trang Xuân Chi