Vì sao Tần Thủy Hoàng ép trọng phụ Lã Bất Vi đến chỗ chết?
Trở thành Thừa tướng nước Tần, Lã Bất Vi vẫn hành xử giống như một thương nhân, phạm nhiều sai lầm khiến Tần Thủy Hoàng không thể tha thứ.

Thương hiệu vàng, thương hiệu vàng quốc gia, thương hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ, thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam, thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, giải thưởng thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam, thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam, Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam, thương hiệu vàng châu á thái bình dương, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng ngành tóc việt nam, thương hiệu vàng nha khoa, nha khoa uy tín việt nam, spa uy tín việt nam, thương hiệu vàng spa việt nam, Thương hiệu vàng, logo và slogan ấn tượng, Thương Hiệu Vàng Uy Tín, thương hiệu vàng đất việt

Lã Bất Vi (292-235 TCN) xuất thân từ thương gia nước Triệu, Lã Bất Vi dùng tiền bạc thâu tóm quyền lực, trở thành thừa tướng nước Tần.

Lã Bất Vi luôn coi mình là cha Doanh Chính, tức Tần Thuỷ Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. Ông được cho là người nổi tiếng trong lịch sử về buôn quan bán tước.

Tiến thân nhờ tiền bạc

Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), Lã Bất Vi là người có đầu óc kinh doanh hiếm thấy thời bấy giờ. Nhờ biết khi nào mua vào, lúc nào bán ra nên ông đã tích lũy được rất nhiều tiền bạc, trở thành thương nhân giàu có.

Cuộc gặp gỡ giữa Lã Bất Vi và Tử Sở, con của An Quốc Quân, thái tử nước Tần đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời ông. Tử Sở khi đó bị ghẻ lạnh, đem đi làm con tin ở nước Triệu.

Trở về nhà, Lã Bất Vi hỏi cha mình: “Cha biết làm ruộng lợi nhuận được bao nhiêu không?”. Cha ông đáp: “Nếu mưa gió thuận hòa, có thể lợi nhuận được mười lần.

Lã Bất Vi lại hỏi: “Buôn châu ngọc thì sao?”. Cha ông trả lời: “Gặp may, có thể lợi nhuận gấp trăm lần”. Lã Bất Vi lại hỏi: “Nếu giúp một người giành thiên hạ, có thể được bao nhiêu”. Cha ông đáp: “Việc này khó mà tính được”

Vào thời Chiến Quốc, nền kinh tế tiền tệ vẫn còn là khái niệm mới mẻ và Lã Bất Vi đã sử dụng phương thức đầu tư mà chưa ai nghĩ đến.

Theo truyền thuyết, Lã Bất Vi nói với Tử Sở: “Người có thể giúp ngài kế vị duy chỉ có Hoa Dương phu nhân. Bất Vi tuy nghèo nhưng vẫn có thể đưa ngài nghìn vàng để trở về, nhờ bà lập ngài thành người kế vị”.

Vì sao Tần Thủy Hoàng ép trọng phụ Lã Bất Vi đến chỗ chết? - 2

Hình tượng Lã Bất Vi trong phim truyền hình Trung Quốc.

Tử Sở nghe vậy liền đáp lại Bất Vi bằng một lời hứa: “Nếu kế hoạch của ông thành công, ta sẽ chia cho ông một phần nước Tần để cùng hưởng lạc”.

Như vậy, mục đích thực sự của Lã Bất Vi là mượn danh để thăng quan tiến chức, mượn danh tiếng nước Tần hùng mạnh để vun vén tài sản cho riêng mình. Có thể nói, nước Tần như vậy chẳng khác gì một công cụ đầu tư giúp họ Lã thu thời đến mức không thể đếm xuể.

Có thể nói, việc làm của Lã Bất Vi được ghi nhận như một cuộc đầu tư, buôn quan, bán tước đầu tiên trong lịch sử.

Cái chết khó tránh khỏi

Năm 251 TCN, Tử Sở lên làm vua nước Tần. Giữ đúng lời hứa, Tử Sở phong Lã Bất Vi làm thừa tướng, quyền lực dưới một người, trên vạn người.

Dưới thời Lã Bất Vi, nhà Tần ngày càng trở thành thế lực mạnh mẽ, tạo nên xu hướng thống nhất thiên hạ không gì có thể ngăn được.

Năm 246 TCN, Tử Sở sớm qua đời vì trọng bệnh, Tần Thủy Hoàng khi đó mới 13 tuổi lên làm vua. Kể từ đây, Lã Bất Vi liên tiếp mắc những sai lầm không thể tha thứ.

Ông điều hành đất nước nhưng vẫn giữ tư tưởng của một thương nhân. Bấy giờ, Lã Bất Vi thấy Tần mạnh mà không thu hút nhân tài bằng các nước khác nên cũng bắt chước đãi ngộ kẻ sĩ rất hậu.

Ông nhờ khách mời soạn ra những điều mình biết, họp lại làm tám Lãm, sáu Luận, mười Kỷ gồm hơn hai mươi vạn chữ, cho là đủ hết những việc trời đất, muôn vật, xưa nay. Cuốn sách Lã Thị Xuân Thu được bày ở cửa chợ Hàm Dương, đặt nghìn lạng vàng lên trên, mời các du sĩ của chư hầu ai có thể thêm bớt một chữ thì xin biếu một nghìn lạng vàng.

Hành động này cho thấy Lã Bất Vi dù là thừa tướng nhưng vẫn không thể thay đổi cách đầu tư bằng vàng bạc của một thương nhân.

Trước khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng bắt cải cách đất nước toàn diện. Con người theo tư tưởng buôn bán, luôn đặt lợi ích lên hàng đầu như thừa tướng Lã Bất Vi trở thành cái gai trong mắt.

Vì sao Tần Thủy Hoàng ép trọng phụ Lã Bất Vi đến chỗ chết? - 3

Tần Thủy Hoàng không thể để Lã Bất Vi "một tay che bầu trời".

Theo các học giả Trung Quốc, vụ bê bối liên quan đến thái hậu Triệu Cơ và “hoạn quan” Lao Ái chỉ là giọt nước tràn ly, khiến Tần Thủy Hoàng quyết tâm loại trừ trọng phụ.

Theo sử gia Tư Mã Quang, Tần vương giết Lã Bất Vi thực chất chỉ vì muốn che đậy xuất thân không chính đáng của mình. Tuy nhiên, quan điểm này thiếu các dẫn chứng thuyết phục. Các nhà sử học cũng không chứng minh được rằng, liệu Tần Thủy Hoàng có coi Lã Bất Vi là cha hay không.

Theo trang mạng Qulishi, trước sự can ngăn của các quan trong triều, Tần Thủy Hoàng chỉ phế bỏ chức tướng quốc của Lã Bất Vi. Tần vương thậm chí còn phong ấp cho Văn Tín Hầu Lã Bất Vi ở Hà Nam, để trọng phụ có thể an hưởng tuổi già trong giàu sang.

Về ở Hà Nam, Lã Bất Vi “ngựa quen đường cũ”, giao thiệp với không ít khách quý, bao gồm cả sứ giả các nước chư hầu. Đoàn người đứng chờ gặp Lã Bất Vi kín cả bên ngoài khiến Tần Thủy Hoàng hết sức tức giận.

Tần Thủy Hoàng hiểu rằng Lã Bất Vi không bao giờ nhận ra bài học để chấp nhận lui về ở ẩn. Năm 235 TCN, Tần Thủy Hoàng gửi thư viết: “Ông có công gì với Tần, mà Tần phong ông ở Hà Nam, ăn thuế của mười vạn hộ. Ông thân thích gì với Tần mà hiệu là trọng phụ?”

Đọc thư, Lã Bất Vi hiểu rằng, ông đã mắc sai lầm không thể tha thứ, và Tần Thủy Hoàng cũng không còn coi ông là trọng phụ như xưa. Trên đường rời khỏi Hà Nam, Lã Bất Vi đã uống thuốc độc tự tử.

Có thể nói, Tần Thủy Hoàng không thể làm ngơ trước việc Lã Bất Vi dùng mọi cách để thao túng đất nước, dù đó có phải là cha ruột đi chăng nữa.