Trước tiên mọi người phải hiểu rằng tai ngoài có một số dây thần kinh đi qua, vì vậy, khi chúng ta ngoáy tai hơi sâu một chút là bị đau rồi. Khi côn trùng bò đến phần ngoài ống tai, chúng ta chỉ có cảm giác nhột, khó chịu, ngứa ngáy. Nhưng khi côn trùng bò vào phần trong ống tai gần màng nhĩ thì chúng ta thấy rất đau. Mức độ đau đến người lớn mà bị nhiều khi cũng chảy nước mắt. Chính vì triệu chứng đau này mà nhiều người cứ nghĩ chắc là bệnh nặng lắm.
Kinh nghiệm, nếu đang ngủ bị đau đột ngột như vậy, ở nhà nên soi tai coi có gì trong tai không, nếu thấy có con kiến, hay con gì khác cũng đừng cố lấy ra, nó sẽ chui sâu vào trong tai gây chấn thương màng nhĩ. Nếu nhà xa, tốt nhất là lấy nước sôi để nguội nhỏ ngập tai cho côn trùng chết ngộp rồi đưa đến bác sĩ Tai Mũi Họng. Nếu nhà gần thì đến bác sĩ Tai Mũi Họng luôn, vì nhiều khi không phải do côn trùng mà đau do viêm tai giữa cấp. Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai:
– Nên ngủ giường, không nên ngủ đất.
– Không nên ăn, uống trên giường.
– Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ra, áo gối nếu bị dính sữa. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.
Trong nhiều trường hợp, người bị côn trùng chui vào tai không thể ngủ được, khóc lóc vì khó chịu và đau, còn người xung quanh thì rối tung lên. Vậy đó, chỉ vì một con vật nhỏ nào đó vô tình chui vào tai mà làm rất nhiều người mất ăn mất ngủ.
Trong một số trường hợp, côn trùng chui vào tai xong mà nó lăn ra… bất tỉnh, sẽ không còn là chuyện lớn nữa. Bằng không thì là có chuyện rắc rối nếu nó cứ liên tục lượn ra lượn vô, lâu lâu đụng phải cái màng nhĩ thì khổ chủ chỉ còn biết kêu trời.
Những lúc không may bị côn trùng chui vào tai, trước tiên bạn nên cố gắng bình tĩnh hoặc trấn an người bị côn trùng tấn công.
Trong những trường hợp này, tuyệt đối các bạn không được dùng cây bông gòn, tăm bông ngoáy vào tai. Làm như vậy có thể làm cho côn trùng hoảng sợ, chạy sâu vào trong, vòng vòng trên cái màng nhĩ. Và biết đâu đấy, trong khi bạn cố gắng thọc cho côn trùng ra thì lại thọc trúng màng nhĩ của mình. Đương nhiên, đó là điều rất đáng tiếc. Tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên nghiêng người về bên lỗ tai có côn trùng, lắc lắc cái đầu để côn trùng chui ra ngoài. Không được lấy tay đập vào lỗ tai, sẽ rất có hại.
Ảnh cắt từ video Nếu sau khi lắc đầu rồi mà côn trùng vẫn không chịu chui ra, các bạn nên thực hiện theo những bước sau:
Lấy chai dầu ăn thực vật mà bạn dùng nấu ăn, hoặc chai dầu em bé (dầu khoáng) hay dùng để mát xa cho em bé, rồi nghiêng đầu về bên ngược lại, để bên lỗ tai có con côn trùng hướng lên trên. Sau đó đổ một ít dầu vào lỗ tai có côn trùng làm côn trùng sẽ chết ngộp.
Để thành công hơn, bạn nên kéo dái tai về phía sau một xíu, để dầu có thể vào thẳng ống tai, giết chết côn trùng. Côn trùng bị ngộp chết sẽ nổi lên và ra khỏi lỗ tai theo dầu. Khi nó ra được rồi, bạn nghiêng đầu về bên lỗ tai vừa có côn trùng đi ra, để cho dầu ra hết và không cần rửa dầu trong ống tai.
Trong trường hợp côn trùng chui vào tai mà bạn biết chắc nó đã… bất tỉnh, không cục cựa gì, bạn cố gắng lắc đầu mà nó không lăn ra, thì bạn nên đỗ ít nước và ống tai để lấy nó ra.
Lưu ý: Nếu người bị côn trùng chui vào tai mà thấy có bất thường ở tai như thấy dịch hay máu chảy ra từ tai, có nghĩa là màng nhĩ đã thủng thì không áp dụng những cách trên. Lúc này, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý đúng cách.
Khi côn trùng bay vào trong tai thì mọi người hãy áp dụng 2 cách sau đây:
– Cách 1: Hãy tắt hết đèn hoặc đi vào ngay chỗ tối. Sau đó dùng đèn pin hoặc bật lửa soi bên tai bị côn trùng bay vào. Côn trùng thấy sáng sẽ bò ra.
– Cách 2: Nhỏ oxy già hoặc nước ấm (độ ấm tương đương với nhiệt độ cơ thể) đến khi côn trùng không ngọ nguậy được nữa, sau đó nằm nghiêng cho nước chảy ra.
Với trường hợp hạt đậu hoặc các hạt nhỏ chui vào tai, đặc biệt hay xảy ra ở trẻ nhỏ do nghịch ngợm, mọi người hãy áp dụng phương pháp sau:
Cho trẻ nghiêng đầu về phía tai đau rồi dùng một ống trúc nhỏ hoặc ống nhựa có đường kính bằng lỗ tai, đặt sát vào tai, rồi dùng miệng hút ra.
Khi thực hiện những thao tác trên chúng ta cần lưu ý:
+ Nếu côn trùng ở sâu bên trong, không nên cố lấy côn trùng ra, bởi vì càng cố lấy sẽ làm cho côn trùng chui sâu vào trong tai gây tổn thương màng nhĩ, hoặc sẽ làm chúng nát ra, dẫn đến nhiễm trùng tai.
+ Nếu đã áp dụng những cách sơ cứu trên mà vẫn không lấy được côn trùng ra thì đưa bệnh nhân đến bệnh viện khoa tai mũi họng để được xử lý kịp thời, tránh những tổn thương nặng nề cho tai.
Hy vọng rằng với những phương pháp xử lý như trên sẽ giúp cho mọi người có thêm mẹo nhỏ để sử dụng khi cần thiết.
ST