Trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng và hướng đến một “Quốc gia khởi nghiệp” theo tinh thần của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa là cơ hội trẻ hóa doanh nghiệp Việt theo đúng tính chất của nó. Điều đó, cũng đồng nghĩa với việc ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp mới thành lập. Theo thống kế tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng trên 600 ngàn doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một tỷ lệ rất lớn.
Câu hỏi đặt ra là, làm sao để doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng vững trước làn sóng hội nhập và phát triển bền vững ngay tại thị trường nội địa.
Theo quan điểm, góc nhìn cá nhân 5T sau sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam phát triển bền vững.
1. TƯƠNG TÁC
Đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa, chi phí dành cho các chiến dịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm thường rất eo hẹp, vì vậy việc gia tăng các hoạt động tương tác trong kinh doanh như marketing, giới thiệu sản phẩm, bán hàng… cũng là một thách thức khá lớn. Việc tương tác thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng nhận diện đến đối tác hoặc đối tượng phục vụ và tạo sự lựa chọn nhanh nhất cho quyết định sử dụng dịch vụ của đối tác, khách hàng. Ví dụ: Khi bạn có nhu cầu về đầu tư hoặc mua một sản phẩm bất động sản, thông thường người đầu tiên bạn nhấc điện thoại lên hỏi sẽ là ông chủ kinh doanh Bất động sản bạn thường giao du.
Vì vậy, việc tương tác thường xuyên đến đối tượng quyết định tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp rất quan trọng. Bằng cách này hay cách khác, hãy thường xuyên duy trì và tạo ra các hoạt động tương tác để hướng đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ về phía doanh nghiệp.
2. TỰ TIN
Để trở thành một ông lớn, bạn phải bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất. Cũng giống như xây một tòa nhà, bạn phải lắp ghép từng mô – đun và tất nhiên, trước đó bạn phải có một nền móng vững chắc. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, việc định hướng, xây dựng mục tiêu cho doanh nghiệp trong tương lai, có rất ít doanh nghiệp làm được. Từ đó, hướng ra cho sản phẩm manh mún, kém chất lượng, ít đầu tư về cơ sở vật chất dẫn đến mất tự tin khi thực hiện các giao dịch thương mại. Ngoài ra, kiến thức doanh nghiệp trang bị cho nhân viên về sản phẩm, dịch vụ cũng hạn chế…việc này, cũng góp phần làm giảm sự tự tin và niềm tin của khách hàng vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ nên bán những gì khách hàng cần, bán những gì mình biết.
Khi bạn bán một sản phẩm, dịch vụ bạn không hiểu rõ ưu, nhược điểm của sản phẩm, dịch vụ thì sẽ rất khó thuyết phục đối tác, khách hàng. Hãy trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ trước để cảm nhận. Đó là sự tự tin bạn mang đến cho đối tác, khách hàng.
“Nằm ngửa đấm với” đó là câu cửa miệng người xưa thường dùng để chỉ một sự việc cũng giống như câu “đã yếu lại còn ra gió” với dụng ý, chúng ta phải biết, chúng ta đang ở đâu, sức khỏe như thế nào? Vốn ít, kinh nghiệm thương trường chưa nhiều, nên việc tập trung vào sản phẩm, dịch vụ cốt lõi là vấn đề rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực để doanh nghiệp có thể cho ra lò sản phẩm, dịch vụ tối ưu hơn các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, nếu bạn kinh doanh dàn trải, mọi nguồn lực sẽ bị phân tán và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ không chuyên sâu dẫn đến kém chất lượng và sẽ bị người tiêu dùng thờ ơ, quay lưng với doanh nghiệp.
Hãy tưởng tượng lĩnh vực cốt lõi của doanh nghiệp là một cái cây to, và các sản phẩm, dịch vụ gia tăng là những cây nhỏ mọc ở dưới gốc. Cây to càng lớn, thì cây nhỏ càng được che chở và lớn dần. Nên đừng lo sợ bạn không có nhiều sản phẩm, dịch vụ cho thị trường.
Vì vậy, hãy dốc hết tâm sức vào một lĩnh vực duy nhất mà bạn đam mê, là thế mạnh nhất của doanh nghiệp.
Để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, nhà điều hành doanh nghiệp cần có tâm, tầm, tài. Chính những yếu tố trên sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ tạo thế chân vạc của doanh nghiệp là: Đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng, Kinh doanh có lợi nhuận và phục vụ lợi ích cộng đồng.
Doanh nghiệp có thể tài trợ, quảng cáo, làm công tác xã hội…mục đích cuối cùng cũng là để xây dựng niềm tin, sự tin tưởng của khách hàng. Có được sự tin tưởng ủng hộ của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có trên 50% khả năng thắng lợi. Trái lại, nếu khách hàng không tin tưởng doanh nghiệp, coi như doanh nghiệp đó sẽ mắt trắng.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng nguyên cả kế hoạch rầm rộ chỉ để lấy được một hợp đồng hay vào được một dự án của một ông lớn nào đó. Khi có được mục tiêu nhưng lại quên mất việc chăm sóc hậu mãi, gia tăng giá trị trong khi các đối thủ ngang tầm khác đang tìm mọi cách để có được những hợp đồng, thương vụ tương tự. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian hoặc tìm ra những sơ hở của doanh nghiệp để các ông lớn hất bạn ra khỏi cuộc chơi và mời những anh khác hấp dẫn hơn vào.
Vì vậy, việc quan tâm thẳm hỏi, hậu mãi và những dịch vụ sau bán hàng rất quan trọng. Hầu hết các sản phẩm trên thị trường hiện nay ít có sự khác biệt hoặc có nhưng khách hàng không nhận ra. Vậy, sự tận tâm của doanh nghiệp chính là sự khác biệt lớn trong hoạt động kinh doanh giúp khách hàng an tâm và quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.