Sò huyết rất tốt, nhưng khi ăn thì nên lưu ý những điều này
Sò huyết (tên khoa học là Anadara granosa; tên tiếng Anh: Blood cockle) là loại nhuyễn thể hai mảnh (Bivalvia), sống ở vùng trung triều ven biển và các đầm phá... ở độ sâu 1-2 mét so với mặt nước. Sò huyết phân bố ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến Úc, Nhật Bản. Tại Việt Nam, người dân quen gọi là sò trứng hay sò tròn. Sò trưởng thành dài 5–6 cm và rộng 4–5 cm.

Sò huyết bổ máu, tăng sức dẻo dai

Đông y gọi sò huyết là Nê kham và cho rằng có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, ôn trung, kiện vị, chữa chứng huyết hư, thiếu máu. Chữa được 5 tạng, trị chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mũi, gây tê, teo, viêm loét dạ dày - tá tràng, tiêu hóa kém.

Các nhà khoa học đã chứng minh trong con sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magne và kẽm, hai chất này giúp tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể. Trong 100g sò huyết có các thành phần chính: 81,3g moisture; 11,7g protein; 1,2g lipid; các chất khoáng; các loại vitamin A, B1, B2, C; giá trị năng lượng 71,2 Kcal.

Sò huyết không chỉ là hải sản ngon, bổ mà nó còn là đặc sản dành riêng cho những cặp vợ chồng đang hưởng tuần trăng mật vì tính chất đặc biệt "đại bổ" của nó. Các thầy thuốc thường khuyên bệnh nhân nên ăn cháo sò huyết để phục hồi sức khỏe sau các đợt điều trị hay bệnh nặng kéo dài. Các món ăn được chế biến từ sò huyết có thể chữa trị hoặc hỗ trợ chữa trị được nhiều chứng bệnh ở cả nam và nữ.

Sò huyết, món ăn được cho là tốt cho chuyện ấy

Sò huyết, món ăn được cho là tốt cho chuyện ấy

Điều cần biết khi ăn sò huyết

Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được sò huyết, và việc sử dụng sò huyết không đúng sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi ăn sò huyết cần tránh những điều sau đây:

- Do sống trong bùn, nước nên nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc,… Vì vậy, người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa dị ứng tốt nhất không nên ăn.

– Mức độ retinol có trong sò huyết quá cao, loại chất này còn liên quan đến dị tật bẩm sinh. Vì vậy với phụ nữ mang thai và sau khi sinh thường không khuyến khích ăn món này.

- Ngoài ra, sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Lưu ý: Một trong các biểu hiện thường gặp nhất khi bị dị ứng sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như: Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy...

Ăn sò huyết đúng cách

Cách chế biến sò huyết đơn giản nhất là đặt sò huyết lên than hồng, nướng đến khi hai mảnh vỏ nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra thì lấy thịt ăn nóng với gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm.

Ngoài ra, sò huyết thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon bằng cách nướng, hấp gừng, xốt me, xào chua ngọt, nấu cháo.

Sò huyết xào bơ tỏi là món ăn mà dân nhậu rất thích

Sò huyết xào bơ tỏi là món ăn mà dân nhậu rất thích

Món ăn làm tráng dương:

Cháo sò huyết, trứng muối: Gạo tẻ ngon 200g, sò huyết tươi 500g, trứng vịt muối 1 quả, gừng, gia vị, hành, hạt tiêu đủ dùng. Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó ướp sò huyết với dầu, hành gia vị. Gạo tẻ thơm nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín cho trứng muối vào khuấy đều, đổ sò huyết vào nấu sôi là dùng được.

Sò huyết xào nui: Nui 100g, sò huyết 100g, cà chua, nấm rơm, hành tây, gia vị đủ dùng. Nui luộc chín tới, ngâm nước lạnh, vớt ra trộn với 1 ít dầu ăn cho nui đỡ dính. Thịt sò huyết sốt cùng với cà chua, tỏi. Hành tây, cà chua, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm tỏi rồi đổ tất cả các thứ trên đun nhỏ lửa, cho thêm nước đến khi hỗn hợp hơi sệt thì cho sò huyết vào đảo cùng. Nên ăn món này lúc nóng.

Sò huyết sốt me: 1kg sò huyết, 50g me chín, đường, muối, tỏi, gia vị vừa đủ. Sò huyết rửa sạch, để ráo nước. Me chín cho vào đun với nước, bỏ hạt. Phi thơm tỏi rồi cho nước me, gia vị quấy đều, đun khoảng 5 phút. Thịt sò đã hấp, phi hành tỏi, xào to lửa, rồi đổ nước sốt có me vào đun khoảng 5 phút là được.

Sò huyết sốt me là món ăn phổ biến trong miền Nam

Sò huyết sốt me là món ăn phổ biến trong miền Nam

Sò huyết chữa các bệnh:

Chữa kinh nguyệt ra nhiều: Lấy thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 50g, ăn trước khi hành kinh.

Bổ dưỡng, thanh nhiệt chữa cơ thể suy nhược, lao phổi: Thịt sò huyết 100g, nấu chín hoặc phối hợp với lá hẹ 100g, ninh nhừ, ăn làm 2 lần trong ngày.

Chữa tăng huyết áp, chứng béo phì: Thịt sò huyết 100g, thảo quyết minh 50g, nấu chín ăn một bữa trong ngày.

Chữa tụ máu, bầm tím, tê bại, đại tiện ra máu mủ, đau dạ dày ợ chua, cam răng: Dùng bột Ngõa lăng tử (vỏ sò huyết bột) ngày uống từ 12 – 20g chiêu với nước ấm. Có thể làm viên uống.

Tại một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia…, sò huyết thường được sơ chế bằng cách nhúng vào nước sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt. Dùng ăn với xốt chua ngọt, ngâm giấm, ướp trong nước tương hay ướp muối. Hoặc dùng thịt sò chiên, xào với các gia vị cay ấm hoặc nấu cà ri sò… đây cũng là món rất ngon miệng.

Cháo sò huyết nấm đông cô của Anh Kim Foods

Cháo sò huyết nấm đông cô của thực phẩm dinh dưỡng Cây Thị

Cháo sò huyết nấm đông cô của thực phẩm dinh dưỡng Cây Thị

Biết được giá trị dinh dưỡng, phục hồi sinh lực, khả năng chữa bệnh của sò huyết  và khả năng kích thích các tế bào miễn dịch, làm tăng sức đề kháng, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư của nấm đông cô, các chuyên gia ẩm thực của Công ty CP SX Thực Phẩm Anh Kim đã chế biến ra món cháo sò huyết nấm đông cô chế biến sẵn, được đóng gói rất tiện dụng cho những người không có thời gian nấu nướng, những người chăm sóc bệnh nhân nội trú, hay mang theo trong những chuyến dã ngoại... Đây là một trong rất nhiều những sản phẩm của Thương hiệu thực phẩm dinh dưỡng Cây Thị đang được khách hàng ưa chuộng.
 

 Viết Cương - VHDN