Chúng tôi từng nghe nhiều bệnh nhân kể lại những câu chuyện về thầy lang Toàn với hình ảnh của một thầy thuốc vừa có tâm, vừa có tình, lại tâm huyết trong bào chế thuốc chữa bệnh bằng những loại cây cỏ trong vườn nhà.
Nghề "phi kim"
"Phi kim" ở đây là châm cứu. Châm cứu là phương pháp dùng kim tác động lên các huyệt đạo trên cơ thể. Rất nhiều người sau thời gian chữa trị bệnh bằng phương pháp châm cứu thì đã phục hồi "công lực" và đặt niềm tin vào sự kỳ diệu của cây kim.
Anh Nguyễn Doãn Tới sống tại xã Đức Hòa, huyện Đức Hà, tỉnh Lâm Đồng bị tai biến liệt nữa người, tay trái không thể cử động cầm nắm, đi đứng khó khăn, rối loạn tuyến lệ, mắt đỏ ngầu lồi ra. Sau hai tuần châm cứu kết hợp với uống những thang thuốc điều trị theo toa của thầy lang, bệnh lí của anh đã có sự cải thiện đánh kể, tay đã có thể cử động, cầm nắm những vật nhẹ, mắt anh trở lại bình thường, đi lại không còn khó khăn như trước nữa.
Liệu pháp điều trị ngoài châm cứu thì còn kết hợp uống thuốc theo bệnh như thuốc sắc, thuốc uống, kết hợp các yếu tố của y học cổ truyền, châm cứu, bấm huyệt, chích lễ, xoa bóp, thuốc uống, thuốc đắp. Cái hay của châm cứu là kích hoạt hệ thần kinh các huyệt lạc, cái thì khôi phục lại tạo sự cân bằng.
Phạm Văn Hiển, 30 tuổi, hiện sinh sống tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, được bệnh viện chuẩn đoán là lao hạch, phát hiện một hạch nhỏ bên huyệt phải. Bệnh viện đã tiến hành mổ, sau mổ hai tuần thì bệnh nhân Hiển bị sốt sao. Vết thương chảy nước hoài không cầm được. Nhưng chỉ hai tuần châm cứu kết hợp với uống thuốc, đắp thuốc vào vết thương đã khỏi và "bị" thầy lang cho về nhà.
Theo thầy lang Trần Xuân Toàn chia sẻ: "Châm cứu lập lại cân bằng âm dương, điều hòa hoạt động của hệ kinh lạc, làm giảm đau, phục hồi chức năng vận động, điều hoà nội tiết tố trong cơ thể. Châm cứu đặc biệt có tác dụng nhanh và hiệu quả đối với các bệnh như đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đau lưng cấp, viêm khớp vai, các chứng đau, liệt... Có 108 huyệt đạo nằm rải rác khắp cơ thể con người, trong đó có 36 huyệt tử có những bệnh nhân phải sử dụng cả huyệt tử. Có nhiều huyệt cho rằng đấy là huyệt tử thế nhưng cũng tùy bệnh thì đó sẽ là huyệt sinh. Sẽ căn cứ theo giờ sinh học của từng người để biến tử thành sinh".
Châm cứu thì độ sâu của các huyệt đạo, có những huyệt đạo kim 12cm vẫn chưa tới nhưng cũng có huyệt chỉ nằm ngoài biểu bì. Mỗi bệnh có một huyệt chủ đạo, thế nhưng bằng nghiên cứu thầy lang Trần Xuân Toàn có cách "phi kim" riêng. Đơn cử như châm liệt mi, tuyến lệ mắt rất khó, vì các huyệt mi tú, thủy tú rất mỏng.
Bậc thầy trong việc "dùng dao"
Trong y văn cổ có câu “thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là khí huyết lưu thông thì cơ thể không đau. Khí huyết không thông ở nơi nào đó gọi là khí huyết ứ trệ. Khí huyết trong cơ thể người luôn được chuyển dịch trong kinh mạch, lan tỏa khắp châu thân để nuôi dưỡng cơ thể hoạt động. Vì lý do nào đó dòng lưu chuyển khí huyết bị tắc làm cho mọi hoạt trong ngoài cơ thể mất điều hòa, âm dương mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh.
Thầy lang Trần Xuân Toàn cho biết: Tác dụng của chích lể giúp cho tĩnh mạch được lưu thông. Do tĩnh mạch tắc nghẽn lâu ngày gây tình trạng ùn ứ. Khi khí huyết lưu thông làm cho mạng mao mạch cơ thể chuyển vận tiếp xúc được với ánh nắng, nhiệt độ để nó cân bằng lại được ở trong cơ thể. Thứ hai, làm cho tim ổn định nhịp đập. Vì khi tim bị tắc nghẽn phải đập mạnh đập nhiều thì mới chuyển tải được máu đi đồng thơi cũng co bóp nhiều để rút máu về gây nên rối loạn nhịp tim, hở van tim. Hở van tim là do tắc nghẽn tĩnh mạch và bản thân hở van tim không phải là bệnh mà do tắc nghẽn tĩnh mạch gây nên. Vậy nên xưa nay chúng ta đi khám thấy hở van tim thì chữa hở, tắc nghẽn tĩnh mạch thì chữa hẹp mà không hiểu được nguyên lí này. Tắc nghẽn tĩnh mạch gây nên xơ vữa động mạch và tĩnh mạch bởi cái cặn lâu ngày đóng lại thì sơ vữa thôi. Giải quyết được tĩnh mạch thông suốt thì giải quyết được hàng loạt bệnh. Tắc nghẽn tĩnh mạch được xem là "nguyên nhân của mọi nguyên nhân" gây ra bệnh như tụt huyết áp cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch, vỡ mao mạch, vỡ động mạch.
Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân cũng đi chích lể nhưng không thành công bởi chích lể không phải trò chơi may rủi trúng huyệt thì lành.
Chích lể nặn máu là phương cách giải quyết nhanh nhất, theo ghi nhận chích lể có khả năng làm giảm đau nhanh hơn thuốc nhất là dạng đau khu trú có điểm cụ thể. Hình thái cấu trú kinh mạch có đầu tận ngón tay, đón dương khí của trời và đầu tận ngón chân đón địa khí của đất nhằm nuôi dưỡng con người. Chính ở nơi “con đường cùng” là các đầu ngón tay chân (điểm cuối cùng cơ thể, xa tim nhất) do tác động lục khí bên ngoài (phong hàn thử thấp táo hỏa) hay bên trong (hỷ nộ ái ố…) người ta có nhận định dễ bị tắc nghẽn nhất, nếu được khai thông đúng sẽ giải quyết được vô số bệnh tật thuộc chứng huyết ứ.
"Không để chết trên vườn dược liệu"
Một góc khu vườn bảo tồn cây dược liệu của lương y Trần Xuân Toàn.
Xung quanh chúng ta mỗi cây đều là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Thế nhưng, trong chúng ta không ai cũng có thể hiểu, biết tất cả các công dụng đấy. Quá ỷ lại vào Tây y khiến chúng ta phụ thuộc vào thuốc Tây. "Người Việt đang chết trên vườn thuốc", thầy lang Trần Xuân Toàn khẳng định. Không chỉ chữa bệnh mà nguồn dược liệu chủ động, tự trồng và cho dân trồng gia công mình thu về chế biến. Các thành phần, chất lượng dược phẩm đều qua kiểm định nghiêm ngặt.
Không chỉ "phi kim, phi dao" cứu người mà thầy lang Trần Xuân Toàn còn chú trọng phát triển vườn cây dược liệu. Trong vườn hiện nay là có 9 loại sâm quý như ngọc linh, bối chính, cổ cao linh sâm, đẳng sâm, tuyền sâm, bắc sa sâm... và hàng trăm loại cây thuốc. Có lẽ trong vườn của thầy "ám khí" mọi cây cỏ đều là thuốc, từ cây những cây đời thường ta hay thấy sim, cỏ ngọt, đinh lăng cho đến những cây thuốc quý như Sâm ngọc linh, thất diệp nhất chi hoa....
Chủ động từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, hiện nay thầy lang có 17 sản phẩm được chế biến tại chỗ để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước đồng thời đã xuất khẩu tiểu ngạch sang một số nước thông qua trung gian. Các sản phẩm điển hình đạt Huy chương vàng tại hội chợ triễn lãm chuyên nghành như: rượu Nấm Linh Chi, trà Linh Chi, rượu Sâm Ngọc Linh, trà Sâm Vân Chi, trà Cỏ Ngọt, trà xanh, Kim Ngân, Xanh Gừng… Đặc biệt cung cấp các loại nguyên liệu và dược liệu cho các công ty và cơ sở chế biến thuốc đông dược trong nước. Với những đóng góp trong Đông y về bảo tồn gen một số loại dược liệu quý và điều trị nhiều ca bệnh viện trả về, lương y đã được phong tặng danh hiệu thầy thuốc Asian và được vinh danh là doanh nhân văn hoá.
Phạm Quyên - Võ Việt