Tiến sĩ Phan Quốc Công, người liều lĩnh phá cách tiếp thị
Mặt bầu bĩnh, trán cao, thoạt trông chỉ toàn thấy nét hiền. Cách nói chuyện cười cười cũng toát lên vẻ lành. Phan Quốc Công khiến người đối diện liên tưởng đến một ông thầy giáo nhiều hơn là một ông chủ doanh nghiệp sắc bén trên thương trường.

Trước cuộc hẹn này, tôi đã nghe thiên hạ võ lâm” bàn tán nhiều về cái tên Phan Quốc Công đằng sau thương hiệu X-Men. Rằng anh là một tay marketing liều lĩnh, dám xông thẳng húc đầu vào một thi trường còn trống rỗng, ít ai chú ý, vốn chỉ lèo tèo vài sản phẩm: làm đẹp cho phái mạnh. Rằng cách marketing của anh cũng xứng đáng để dư luận xôn xao. Từ bao bì nhãn hiệu, đến đại sứ thương hiệu, phim ảnh, quảng cáo…tất tần tật đều màn âm sắc nước ngoài.

Tôi thích tinh thần của marketing

Phan Quốc Công thừa nhận từ bé đã rèn tính càn cù, cẩn thận, bền chí. Năm 1993, tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP HCM. Năm 1994, anh được cử đi Bỉ học về kỹ thuật ngành dệt và về Textimex xây dựng một nhà máy dệt. Vì thế, năm1995, lần đầu tiên chạm đến những khái niệm và giá trị của marketing. Công ngẩn người ra vì ngạc nhiên. Hóa ra, ngoài chất lượng cao và giá thành hợp lý, khách hàng vẫn cần tìm thấy niềm hứng thú với sản phẩm mà mình tự nguyện sẽ dùng mỗi ngày. Công quyết định chuyển hướng qua làm kinh doanh, dù ngày ấy những người quen anh đều lắc đầu lia lịa vì lo anh không hợp. Cũng ngay từ năm 1995, Phan Quốc Công ước mơ sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất điện tử gia dụng theo đúng với cái chuyên môn đã học của mình. Để thực hiện kế hoạch vạch ra, anh về Electrolux làm bán hàng cho sản phẩm điện tử gia dụng. Tuy nhiên phải ở trong môi trường này mới nhận ra vốn đầu tư vào một nhà máy sản xuất hàng điện tử gia dụng là khổng lồ. Lúc đó ở Việt Nam mới chỉ có duy nhất nhà máy sản xuất máy giặt của Sanyo với vốn đầu tư lên đến 20 triệu USD. Nhận thấy rào cản về công nghệ và vốn quá lớn Công chuyển hướng kinh doanh của mình. Anh chuyển qua SmithKline Beecham VN làm tiếp thị cho những sản phẩm thuốc OTC (thuốc bán không cần toa) để tìm hiểu thị trường dược . Nhưng chỉ khi Nestle, công ty nước ngoài có nhà máy sản xuất thực phẩm tại Việt Nam, Công mới nhận ra nhiều thú vị: anh được tham gia quá trình phát triển sản phẩm từ đầu, từ việc tìm hiểu sở thích, nhu cầu người tiêu dùng, đến việc thiết kế bao bì, mẫu mã, tìm kênh phân phối thị trường cho sản phẩm của nhà máy. Công thừa nhận, 3 năm ở Nestle anh tích lũy được nhiều thứ và càng nung nấu quyết tâm đi làm nghiệp kinh doanh. Năm 2002, cùng những người bạn, Công thành lập công ty Hàng gia dụng Quốc tế ( ICP), chuyên về các mặt hàng hóa mỹ phẩm, bởi anh nhận ra đây là lĩnh vực vừa sức với anh và có thị trường ngày càng mở rộng.

Tin vào những gì mình làm

5 năm, ICP đi từng bước đầy tính toán. Đó là sản phẩm nước rau quả Vegy đánh đúng tâm lý các bà nội trợ khi thị trường đang xôn xao về tình trạng dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả. Sau đó, là nước chùi rửa nhà bếp Oclean. Nhưng chỉ đến X-Men, sản phẩm dầu gội đầu dành cho phái mạnh ICP mới làm dậy sóng thị trường này vì tuy không phải là người xuất hiện đầu tiên nhưng lại là người khuấy động người tiêu dùng bằng những chiêu tiếp thị mạnh bạo. Lúc đó, giới làm marketing VN rất xôn xao, vì cách marketing cho X-men của Công dễ làm người ta làm tưởng đó là sản phẩm nước ngoài. Giải thích về điều này, Công chỉ ngắn gọn: “lúc tung ra X-Men, mình muốn làm một sản phẩm đẳng cấp quốc tế để có thể xuất khẩu đi nước khác. Tất cả nhưungx phim quảng cáo của X-men lúc đó và sau này đều đi theo hướng đó. Ví dụ: LÀm quảng cáo dùng người nước ngoài, khi đem sản phẩm bán ở Campuchia, mình chỉ việc lồng tiếng là xong. Lúc đó thì nhiều người còn chưa quen cách làm này. Nhưng hiện tại, mình thấy nhiều sản phẩm cũng đã đi theo hướng này. Với những sản phẩm VN có điểm mạnh như cà phê, gạo…thì marketing nên nhấn mạnh đến yếu tố thương hiệu Việt Nam. Còn những sản phẩm hóa mỹ phẩm thì nên xây dựng hình ảnh đẳng cấp quốc tế để có thể vươn xa hơn”. Tin vào những gì mình làm và làm đến cùng, chiến lược marketing cho X-men của Công đã gây được ấn tượng mạnh với cha đẻ của Marketing hiện đại Phillip Kotler. Điều này càn làm cho Công tự tin vào hướng phát triển sắp tới của ICP.

Phát huy sức mạnh của mọi người

Phan Quốc Công khẳng định: ở ICP không có thương hiệu cá nhân mà chỉ có tập trung xây dựng thương hiệu tập thể. Vì vậy, nhiệm vụ của anh khi về xây dựng ICP là bắt tay ngày vào 2 việc quan trọng: lựa chọn giải pháp kinh doanh hợp lí và xây dựng đội ngũ gắn bó. “minh bạch hóa mọi thứ” từ tài chính đến chế độ lương thưởng, lợi nhuận… cũng là điều mà Công luôn duy trì để xây dựng sự bền vững của công ty. Thành quả Phan Quốc Công sau 5 năm gắn bó với ICP phần nào được thể hiện qua thành công của dòng sản phẩm dầu gội cho nam giới với nhiều sản phẩm như X-Men for Boss, Hattrick, Teen-X. Khi quỹ Mekong Enterprise Fund II đầu tư hơn 6 triệu USD vào ICP, Phan Quốc Công cũng đã lên ngay kế hoạch sử dụng nguồn vốn này. Icp sẽ khai phá tiếp thị trường mỹ phẩm dành cho trẻ em với các nhãn hiệu Disney và bước chân vào lĩnh vực thời trang với việc sản xuất nhượng quyền sản phẩm Casual wear của Pierre Cardin. Nhiều dự án lớn của ICP đang kéo chân Công đi liên tục.

Lan Anh (Thanh Niên)