Cây móng bò trị bệnh gì? Các bài thuốc từ móng bò tím
Hiện nay, nhiều đô thị lựa chọn trồng Cây Móng Bò Tím. Không những thế thì các khu công nghiệp, khu dân cư, thậm chí nhà dân cũng lựa chọn loại cây này để làm cảnh và tạo bóng mát. Người dân chọn trồng loại Cây Móng Bò này vì nó có nhiều giá trị đặc biệt. Cụ thể giá trị của Cây Móng Bò tím như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé.
Cây hoa móng bò hay còn gọi là cây ban có tên khoa học là Bauhinia purpurea, họ Đậu Fabaceae, thuộc chi Bauhinia. Móng bò rất phổ biến ở châu Á và Đông Nam Á, dùng làm thuốc và chủ yếu chữa bệnh về đường Ruột: ỉa chảy, kiết lỵ; hoặc các bệnh ngoài da: nhọt, ghẻ, lở, vết thương …
 
Cây móng bò trị bệnh gì? Các bài thuốc từ móng bò tím
 
Phân loại cây móng bò
 
- Móng bò sọc, móng bò tím
- Móng bò hoa Phượng
- Móng bò trắng
 
Mô tả cây móng bò
 
Cây móng bò là loại cây thân gỗ, có khi cao tới 15m.
 
Lá màu lục nhạt, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Gân lá nhiều, cuống lá dài khoảng 2cm, xẻ ngang phần cuống.
 
Hoa móng bò thường mọc thành chùm và rủ xuống đất tạo nên vẻ đẹp quyến rũ. Hoa có 5-6 nhị và 5 đài. Cánh hoa hình thìa, hoa màu trắng chuyển dần sang màu hồng rồi tím trắng hoặc vàng. Có những sọc dài khoảng 5 cm trên hoa
 
Quả móng bò dẹt, quả to, dài khoảng 20cm, rộng 2,5cm, mỗi quả chứa 8 – 10 hạt.
 
Hoa móng bò có tác dụng gì? Tác dụng dược lý
 
Chiết xuất cồn 50 ° từ vỏ cây móng bò đã được thử nghiệm trên chuột và cho thấy tác dụng an thần, hạ nhiệt và giảm hoạt động ở động vật. Thyrocap chứa dịch chiết khô của hai loại dược liệu là rễ móng bò và cam thảo, mỗi loại 100mg, được dùng cho bệnh nhân bướu cổ, có tác dụng tốt đến tình trạng bệnh và kết quả xét nghiệm sinh hóa.
 
Cây Móng Bò Vàng có tác dụng gì?
 
Theo ghi chép từ Ấn độ
 
- Vỏ cây móng bò có tác dụng tăng cường sức khoẻ, dưỡng sinh, chữa bệnh lao, bệnh ngoài da, lở loét. Những nụ hoa non dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ.
 
- Dùng hoa tươi hoặc có thể dùng hoa khô chữa đau bụng: Đun sôi khoảng 5-7 phút, hoà với sữa đặc, uống mỗi sáng một lần trong 6-8 ngày để giảm đau.
 
- Rễ móng bò là một  trong 21 loại thảo mộc quý được sử dụng ở Ấn Độ để điều trị chứng bí tiểu, sỏi thận
 
Theo ghi chép từ Nepan
 
- Hoa móng bò luộc chín ăn như một loại rau thông thường để chữa bệnh tiêu chảy.
 
- Hoa móng bò tươi hoặc khô từ 50-60g thêm 500ml nước đun 2-4 phút, uống trong ngày, dùng từ 2-3 ngày để hạ sốt.
 
- Giã nát vỏ, bọc vào vải sạch, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 4 thìa cà phê, ngày 1 lần từ 3- 4 ngày để trị giun sán
 
Cây Móng Bò Tím có tác dụng gì?
 
Cây móng bò tía có giá trị y học
 
Hoa móng bò tía có tác dụng thanh nhiệt cơ thể. Vì vậy, nhiều người thường đun sôi để nguội rồi uống thay nước lọc sẽ giúp hạ sốt.
 
Ngoài ra, ăn hoa móng bò hỗ trợ các bệnh tiêu hóa. Lá dùng để bồi bổ phổi và giảm ho.
 
Vỏ Thân Cây Móng Bò Tím có chứa chất tannin, có thể làm giảm độc tính của vết rắn cắn và cầm máu.
 
Rễ cây móng bò tím rửa sạch, thái nhỏ. Mỗi khi bị đau bụng, khó tiêu, viêm ruột, bạn hãy sắc lấy nước uống để giảm nhanh cơn đau.
 
Bài thuốc từ Hoa Móng bò
 
Với tính mát, lợi tiểu, thông phế, kiện tỳ, táo thấp. Được sử dụng để điều trị các bệnh sau:
 
Trị đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy: dùng nụ hoa Móng bò tươi hoăc khô đều được , cho nước sôi vào ủ 5-7 phút, ngày uống 1 lần vào sáng trước khi ăn, dùng trong ngày, liên tục 7 ngày sẽ khỏi
 
Chữa viêm gan, viêm khí quản, viêm phổi, viêm niệu đạo, bí tiểu, phù thũng: Dùng10 – 20g hoa khô hoặc gấp đôi nếu là hoa tươi sắc uống. Hoặc có thể đem sắc, luộc rau ăn hàng ngày để chữa bệnh tiêu chảy mãn tính.
 
Chữa cảm sốt: Lấy 50g hoa khô hoặc gấp đôi nếu là hoa tươi, cho vào 500ml nước, đun sôi trong 4 phút, uống trong ngày, uống liên tục 2 – 3 ngày.
 
Bài thuốc từ Lá móng bò
 
Lá móng bò có tính bình vị nhạt có tác dụng nhuận tràng, chỉ khái, hoãn tả dùng chữa ho, bí tiểu, tiêu chảy
 
Sắc nấu lấy nước uống, mỗi lần 10-16g lá khô, dùng trong ngày.
 
Bài thuốc từ Vỏ thân móng bò
 
Vỏ thân móng bò có vị chát, hơi đắng, tính bình, bổ tỳ ích khí, táo thấp. Dùng 6-12g vỏ khô giã vắt lấy nước hoặc sắc nấu nước dùng. Vỏ thân được sử dụng để điều trị các triệu chứng sau:
 
Ăn không tiêu, đầy hơi, phân nát hoặc lỏng, chữa lao, nhọt, lở loét, hoặc dùng để bồi bổ cơ thể sau khi ốm: sắc uống nước sôi rửa vết thương.
 
Chữa lỵ amíp: lấy vỏ ngoài tươi, thái mỏng, giã nát, vắt lấy nước, ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (10ml).
 
Trị tiêu chảy: Phối hợp vỏ búp ổi và vỏ tươi cây vối, lượng bằng nhau, tán nhuyễn, ép lấy nước, mỗi lần 2 thìa cà phê, ngày 4 – 5 lần, cách nhau 3 – 4 giờ.
 
Diệt giun đũa: Nước sắc vỏ quả tươi, ngày uống 4 thìa cà phê, ngày 1 lần, trong 4 ngày.
 
Bôi vào vết thương để mau lành, mau lên da non: Vỏ thân, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, thái thành lát mỏng, phơi nắng hoặc sao khô, nghiền thành bột mịn, thêm nước, trộn đều. kỹ lưỡng để tạo thành hỗn hợp sền sệt bôi lên vết thương
 
Bài thuốc từ Rễ móng bò
 
Rễ móng bò có vị chát, tính mát có tác dụng cầm máu, bổ tỳ vị. Chữa ăn uống không tiêu, viêm dạ dày, ruột cấp, trĩ và phân ra máu … Lấy rễ rửa sạch trước khi dùng, để ráo, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Đun lấy nước uống
 
Ngoài cây móng bò sọc còn có cây móng voi (Bauhinia malabarica Roxb). Nụ hoa từ 10-20g dưới dạng thuốc sắc uống rất tốt. 
 
Cây móng bò trị bệnh gì? Các bài thuốc từ móng bò tím
 
Móng Bò Tím làm Cây Cảnh rất đẹp
 
Cây Móng Bò Tím thuộc thân gỗ nhỏ. Cây này thường được trồng để làm Cây Cảnh ngoài trời, vừa cho bóng mát, lại ra hoa rất rực rỡ. Cây Hoa Móng Bò Tím rất dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi tốt với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở nước ta.
 
Cây Móng Bò Tím làm gia vị
 
Cụ thể là Hoa Móng Bò thường được dùng làm gia vị để tẩm ướp thức ăn rất ngon miệng.