Ốc đá hay còn có tên gọi khác là ốc núi hoặc ốc thuốc là loài ốc được nhiều người biết đến như là một trong những món đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền Tây xứ Thanh.
Ốc đá to bằng chén uống nước, thân dẹt, màu đen tuyền hoặc trắng sữa và sinh sống những nơi núi đá có độ ẩm cao và khu vực rừng nguyên sinh. Độ từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch là bắt đầu mua ốc đá. Ốc không tập trung một chỗ mà sống rải rác khắp nơi. Nắm bắt đặc tính ốc đá thường bò ra ngoài sau thời điểm trời nắng to gặp mưa để kiếm ăn và sinh sản, bởi vậy, người dân ở một số huyện miền núi Thanh Hóa như Cẩm Thủy, Bá Thước, Ngọc Lặc, Thạch Thành… thường vào rừng để bắt ốc.
Để bắt được ốc đá, người dân phải dậy từ sáng sớm khi chúng bắt đầu rời khỏi hang và đi kiếm thức ăn.
Ốc đá to bằng ngón chân cái hoặc chén uống nước, thân dẹt, màu trắng sữa hoặc sọc đen. Ốc đá chỉ sinh sống ở vùng núi đá có độ ẩm cao.
Ốc đá to bằng ngón chân cái hoặc chén uống nước, thân dẹt, màu trắng sữa hoặc sọc đen. Ốc đá mỏng vỏ, dày ruột, có hương vị thơm ngon. Người dân vẫn hay gọi loài ốc này với tên khác là ốc thuốc do ốc thường ăn các loại lá cây, quả và thảo dược trong rừng.
Đối với người dân bản địa, ốc đá không chỉ làm thức ăn mà được coi như một vị thuốc quý. Có lẽ vì vậy mà người dân nơi đây còn gọi ốc đá với tên khác là ốc thuốc vì chúng có nhiều công dụng trị một số chứng lạnh bụng, đau bụng và có giá trị dinh dưỡng cao. Phần đuôi ốc có giá trị nhất, vì chính là “túi thuốc” của con ốc.
Giòn ngon ốc đá miền Tây xứ ThanhMặc dù ốc đá có thể chế biến thành nhiều món, nhưng phải nói rằng ngon nhất vẫn là món ốc luộc vì giữ được hương thơm của vị thuốc.
Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món như nướng, xào me, hấp gừng, luộc xả, trộn gỏi hành tây… đều rất hấp dẫn.
Món ốc đá ngon không chỉ phụ thuộc vào chất lượng ốc, mà hơn hết chính là công đoạn chế biến. Ốc đá chủ yếu ăn sương, lá cây nên ốc khá sạch giúp việc sơ chế đơn giản, ngâm ốc xâm xấp trong nước chừng nửa giờ có thể chế biến.
Mặc dù ốc đá có thể chế biến thành nhiều món, nhưng phải nói rằng ngon nhất vẫn là món ốc luộc vì giữ được hương thơm của vị thuốc. Ốc cho vào nồi hấp với sả và một ít nước nóng, như thế sẽ làm cho ốc thơm và không bị nhạt. Chỉ cần để sôi khoảng 3 - 5 phút là bắc ra ngay. Món nước chấm cũng không cần quá cầu kì, chỉ cần thêm ít gia vị tỏi, ớt và gừng, thêm tí sả băm nhỏ. Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt, béo, được thưởng thức món ốc này một lần sẽ nhớ mãi vì thơm ngon khó tả, mang hương vị rất riêng của núi rừng.
Giá ốc đá vào mùa từ 60 đến 100 nghìn đồng/kg.
Theo người dân bản địa, ốc sống trên cạn nên khi bắt về có thể để cả tuần mà không lo bị hỏng. Trước đây, vào mùa ốc, người dân vào rừng bắt ốc để làm thức ăn phục vụ gia đình, tuy nhiên hiện nay nhu cầu đối với loại thực phẩm này lớn nên được người dân bắt ốc để bán. Giá ốc đá vào mùa từ 60 đến 100 nghìn đồng/kg. Hiện nay, ốc núi đang dần ít đi bởi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, người đi săn tìm ngày càng nhiều. Để gìn giữ, bảo tồn sản vật này, chính quyền và người dân ở các địa phương miền núi xứ Thanh đang chung tay bảo vệ rừng tự nhiên, không khai thác tận diệt, chỉ bắt ốc bằng phương pháp thủ công.
Thảo Nguyên