Theo tìm hiểu, Kurash là môn thể thao có xuất xứ từ Uzbekistan (cũng có tài liệu ghi nguồn gốc từ Mông Cổ). Kurash là môn võ rất xưa khi xuất hiện từ 2.500 đến 3.000 năm trước.
Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện một số hình ảnh mô tả động tác đấu vật mang dáng dấp của môn Kurash được chạm khắc trên các vật dụng, hình vẽ trên đá ở Uzbekistan.
Trên thực tế, môn võ này được hình thành qua nhiều thế kỷ. Kurash không chỉ là môn thể thao mà còn là cách để con người có thể đạt được sự hoàn thiện về tinh thần và thể chất.
Về cách thức thi đấu, môn thể thao này có nhiều điểm tương đồng với Judo. Song vẫn có những điểm đặc trưng khác biệt. Khi thi đấu, võ sĩ mặc 2 màu áo khác nhau (xanh da trời và xanh lá).
Để có điểm, võ sĩ chỉ được dùng động tác từ thắt lưng đối thủ trở lên. Nếu dùng tay cầm - quăng từ thắt lưng trở xuống sẽ bị phạt. Vậy nên, bộ môn này đòi hỏi yếu tố kỹ thuật rất cao.
Các kỹ thuật của môn võ Kurash dựa trên 7 kỹ thuật cơ bản: supurma, cheel, kushka, yuk (yuklama), elka, bardor, yonbosh. Những kỹ thuật này được thực hiện ở tư thế đứng bằng các bộ phận tay, chân, hông nhờ đó giảm khả năng gây chấn thương cho VĐV kèm theo đó là lối thi đấu khá đẹp mắt.
Môn võ này xuất hiện lần đầu tại SEA Games bao nhiêu?
Theo tìm hiểu, Kurash xuất hiện lần đầu tại SEA Games 30, được tổ chức tại Philippines năm 2019.
Tại SEA Games 30, nhiều võ sĩ Việt Nam vốn quen chơi judo nên không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu về kỹ thuật của Philippines năm 2019. Các vận động viên cũng có những thành tích thi đấu cao với môn võ cổ xưa này.
Thậm chí, có võ sĩ của Việt Nam như Trần Thị Thanh Thủy đã chấp nhận phá vóc dáng, ăn nhiều để tăng cân và có thêm lợi thế khi thi đấu. Nhờ đó, cô đã giành HCV vô cùng thuyết phục ở môn kurash nội dung trên 70kg nữ.
Kurash lần đầu tiên xuất hiện tại SEA Games 30
Tại Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần thứ III, Kurash được đưa vào hạng mục thi đấu với 8 bộ huy chương với 5 bộ dành cho nam và 3 bộ dành cho nữ.
Nghe thì đây có vẻ là bộ môn lạ lẫm nhưng thực tế nó đang trở thành "mỏ vàng" mới của đội tuyển Việt Nam khi tham gia các giải đấu mang tầm châu lục. Trong lịch sử, Kurash Việt Nam từng đoạt HCV ở các giải thế giới, châu Á, SEA Games và mạnh nhất là ở các hạng cân nữ.
Đoàn thể thao Việt Nam từng bội thu HCV từ môn thể thao "lạ" này
Hiện tại, Việt Nam đang dần có nhiều vận động viên tham gia bộ môn này. Có thể thấy, sự phát triển vượt bậc của Kurash tại Việt Nam thông qua giải vô địch quốc gia Kurash năm 2021. Giải đấu này đã thu hút 130 VĐV đến từ 17 tỉnh, thành, đơn vị tham gia tranh tài ở 20 bộ huy chương đối kháng (9 hạng cân nam, 11 hạng cân nữ).
Do có lối thi đấu khá tương đồng với Judo nên đa số VĐV thi đấu Kurash đều xuất thân từ đội tuyển Judo Việt Nam. Trong số đó có đương kim vô địch Judo toàn quốc - Hoàng Thị Tình từng giành HCV môn Kurash tại SEA Games 30 ở hạng cân 52kg.
Ngoài ra, còn có tài năng trẻ Lê Đức Đông - một VĐV xuất sắc ở môn Judo. Anh là người đang sở hữu 26 HCV trong nước và quốc tế. Đức Đông cũng giành được HCV môn Kurash hạng cân 66kg tại SEA Games 30.
Ngoài hai cái tên ở trên chúng ta còn có Trần Thị Thanh Thủy (hạng trên 87kg), Nguyễn Thị Lan (dưới 70kg), Bùi Minh Quân (dưới 81kg), Vũ Ngọc Sơn (dưới 73kg) đều nằm trong danh sách đội tuyển Kurash Việt Nam. Tất cả những cái tên trên đều là những nhà vô địch SEA Games ở môn Kurash và có phong độ thi đấu ổn định.
SEA Games 31 chính là cơ hội giúp các vận động viên làm đầy lượng HCV ở môn này, đồng thời khẳng định vị thế của mình trong môn võ này.
Bộ môn Kurash lần này sẽ có 10 bộ huy chương bao gồm 5 hạng cân nam và 5 hạng cân nữ. Theo lịch thi đấu SEA Games 31, bộ môn này sẽ diễn ra tại nhà thi đấu Hoài Đức trong 3 ngày 10-11/5 và 13/5.
Trong ngày 10/5/2022, đoàn Thể thao Việt Nam được kỳ vọng sẽ giành những tấm HCV đầu tiên. Các võ sĩ Việt Nam sẽ tham dự 4 nội dung tranh huy chương ở bộ môn Kurash.
Trước đó, tại SEA Games 30 tại Philippines, tuyển Kurash Việt Nam từng thi đấu ấn tượng, mang về 7 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ. Kurash được xem là một trong những "mỏ vàng" của đoàn thể thao Việt Nam.
Hôm nay, 6 nội dung biểu diễn của Pencak Silat cũng sẽ diễn ra tại nhà thi đấu Bắc Từ Liêm, bao gồm các nội dung cá nhân, đồng đội nam - nữ, tập thể nam - nữ. Đội tuyển Pencak Silat Việt Nam đặt mục tiêu giành 6-7 HCV.