Sâm Ô Linh, báu vật ít người biết
Sâm Ô Linh, sâm tổ mối vốn không phải là sâm nhưng vì nó có những tác dụng tuyệt vời nên người ta gọi nó là sâm. Sâm Ô Linh thực ra là 1 loại nấm có tên khoa học là Xylaria nigripes (Klotzsch) Cooke. Loại nấm này thường mọc trong tổ kiến trắng bỏ hoang, ở vị trí rất sâu dưới lòng đất.
sâm ô linh, sâm tổ mối
 
Đặc điểm kỳ lạ của sâm ô linh
 
Sâm ô linh có hình dáng đặc biệt, không hề giống các loại sâm thông thường, bởi sâm ô linh không có cùng họ với nhân sâm mà đây là một loại hạch nấm đặc biệt được hình thành do các sợi nấm trong lòng đất. Củ sâm ô linh không phải mọc trong lòng đất như các loại thảo dược thông thường, mà người đào sâm chỉ tìm thấy những củ sâm trong những tổ kiến trắng, tổ mối nằm rất sâu dưới lòng đất từ 1 mét đến 2mét.
 
Củ sâm nhỏ có màu đen, đường kính củ thường từ 2cm đến 4cm, bên trong củ sâm là màu trắng ngà.
 
Phân bố
 
Ở nước ta sâm có tại một số tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk, Kom Tum, Lâm Đồng… nhưng cũng rất hiếm và rất ít khi người dân bắt gặp loại sâm quý hiếm này.
 
Trên Thế giới loại sâm này còn có ở Trung Quốc, Hàn Quốc… Tại Trung Quốc đây là một loại thảo dược cực kỳ quý hiếm, sâm được bán trên thị thường Trung Quốc với giá bán khoảng 20.000 nhân sâm tệ/1kg sâm (Quy đổi tiền việt khoảng 70 triệu đồng) với những cây sâm lựa chọn loại 1.
 
Các nghiên cứu về sâm ô linh
 
Hoạt động chống trầm cảm ở bệnh nhân động kinh:
 
Mới đây nhóm các nhà nghiên cứu tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Trung Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc đã tiến hành lựa trọn ngẫu nhiên 104 bệnh nhân mắc chứng động kinh để được thử nghiệm điều trị chứng trầm cảm bằng chiết xuất từ cây sâm ô linh Xylaria nigripes trong 12 tuần.
 
Nhóm nghiên cứu đã chia các bệnh nhân ra thành hai nhóm, nhóm 1 được điều trị bằng triết xuất sâm ô linh, nhóm 2 được điều trị bằng dược phẩm dùng trong điều trị trầm cảm. Kết quả sau 12 tuần điều trị cho thấy, nhóm 1 có tổng tỷ lệ hiệu quả đối với trầm cảm cao hơn hẳn với 51,3%, trong khi nhóm 2 tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả chỉ = 35,7%. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy chất lượng cuộc sống và tần xuất cơn co giật ở bệnh nhân mắc bệnh động kinh cũng được cải thiện đáng kể so với trước khi chưa được điều trị.
 
Nhóm nghiên cứu kết luận: Sâm ô linh có tác dụng giảm bớt các triệu chứng trầm cảm trong vòng 12 tuần và có hiệu quả tốt cho bệnh nhân bị động kinh (2).
 
Hoạt động cải thiện trí nhớ và chứng mất ngủ:
 
Nghiên cứu tại Khoa Thần kinh học, Trung tâm nghiên cứu khoa học thần kinh của Bệnh viện Changzheng, Thượng Hải, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm chiết xuất từ sâm ô linh trên cơ thể những con chuột bị mắc chứng suy giảm trí nhớ do thiếu ngủ. Kết quả thu được, nhóm chuột thí nghiệm sử dụng chiết xuất sâm đã cải thiện đáng kể tình trạng suy giảm trí nhớ.
 
Nhóm nghiên cứu đi tới kết luận: Xylaria nigripes có tác dụng chống lại suy giảm trí nhớ gây ra do thiếu ngủ, chuyển động mắt nhanh ở chuột; Nhóm nghiên cứu đánh giá Xylaria Nigripes là một loại thuốc hiệu quả và rất tiềm năng trong điều trị suy giảm trí nhớ (3).
 
Hoạt động bảo vệ gan, nhiễm độc gan cấp tính do carbon:
 
Một nghiên cứu được thí nghiệm trên cơ thể chuột tại Đại học quốc gia Đài Loan đã xác định được hoạt động bảo vệ tế bào gan, chống lại tổn thương gan của chiết xuất từ cây sâm ô linh Xylaria nigripes (4).
 
sâm ô linh, sâm tổ mối
 
Sâm Ô Linh tươi thái lát
 
Tính vị
 
Chúng tôi đã có cơ hội trải nghiệm sử dụng loại sâm quý này và được biết sâm ô linh có vị ngọt nhẹ, mùi thơm, tính bình.
 
Công dụng của cây sâm ô linh
 
Như chúng ta đã biết Trung Hoa có nền y học cổ truyền tinh hoa lâu đời nhất trên thế giới, tại đây loại nấm đặc biệt này được gọi là loại sâm đen quý hiếm và cực kỳ đắt đỏ. Lý do giải thích cho sự đắt đỏ của loại sâm đen đó là do mức độ quý hiếm và những lợi ích cho sức khỏe. Trong y học Trung Quốc, đây là một loại dược liệu truyền thống. Những ghi ghép ghi rằng, nó có tác dụng dưỡng khí, dưỡng tâm, an thần. Y học hiện đại cho rằng, nó có thể bổ thận khí, cải thiện giấc ngủ, hệ miễn dịch, giá trị không thua gì nhân sâm và đông trùng hạ thảo.
 
Tại Trung Quốc sâm ô linh được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh như:
 
 
- Mất ngủ mãn tính
 
- Điều trị huyết áp cao
 
- Điều trị bỏng
 
- Cầm máu
 
- Tăng cường trí nhớ
 
- Cải thiện tình trạng trầm cảm, stress
 
- Điều trị động kinh
 
- Bổ thận
 
- Hạ đường huyết
 
- Ngăn ngừa và chống ung thư
 
- Điều trị các bệnh về dạ dày
 
 
Cách dùng sâm ô linh làm thuốc
 
Có hai cách dùng sâm ô linh, phổ biến nhất là ngâm rượu và sắc nước uống. Nếu dùng để bồi bổ và tăng cường sức khỏe nhân dân thường dùng sâm ngâm rượu, và dùng sắc uống với người bị huyết áp cao, mất ngủ.
 
Cách ngâm rượu sâm ô linh
 
Chuẩn bị:
 
Sâm tươi 100g
 
Rượu gạo loại 40 độ 2 lít
 
Bình thủy tinh loại 5 lít
 
Chế biến:
 
Cây sâm khi nhận về thường vẫn chưa được vệ sinh sạch hoàn toàn, vì vậy bạn cần rửa sâm một lần qua nước sạch, nhất là các đốm ngoài vỏ nấm. Sau đó bạn để cho ráo nước.
 
Nên để nguyên cây ngâm sẽ khiến cho bình rượu ngâm đẹp mắt hơn, sang hơn.
 
Tráng qua một lần rượu để làm sạch sâm một lần nữa
 
Bỏ sâm vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập hết sâm
 
Đậy nắp và ngâm trong thời gian từ 1 tháng trở lên
 
sâm ô linh, sâm tổ mối
 
Rượu sâm Ô Linh
 
Sử dụng: 
 
Rượu sâm có màu vàng rất đẹp, bạn có thể thấy ở hình ảnh chai rượu sâm mà nhà thuốc đăng tải.
 
Liều dùng: Mỗi ngày nên uống khoảng 2 ly đến 3 ly nhỏ.
 
Cách sắc uống
 
Chuẩn bị:
 
- 15g sâm tươi (khoảng 1/2 cây sâm loại nhỏ)
- Một bình thủy đựng nước sôi
- Một ấm hãm trà
 
Cách dùng:
 
Rửa sạch sâm
 
Thái sâm ra thành từng lát mỏng
 
Bỏ sâm vào ấm hãm trà
 
Chế một chút nước sôi vào, lắc nhẹ rồi đổ nước đó đi để tráng qua
 
Chế thêm khoảng 500ml nước vào bình hãm
 
Đậy kín bình, ủ đợi khoảng 15 phút cho ngấm
 
Chắt nước sử dụng trong ngày
 
Hết nước đầu, chế thêm nước lần 2 tới khi nước sâm nhạt thì thôi.
 
Lưu ý
 
- Khi dùng sâm để hãm uống, phần sâm chưa dùng đến các bạn bảo quản thật kỹ trong ngăn mát tủ lạnh để tránh sâm bị hỏng khi chưa dùng đến.
 
- Dùng sâm hãm nước uống nên dùng hết trong ngày, tránh để qua đêm bởi có thể khiến nước sâm bị thiu hỏng.