Giám đốc Thương hiệu P&G: ''Nhiều doanh nghiệp đang lún sâu vào purpose marketing''
Ông Marc Pritchard, Giám đốc Thương hiệu tại Procter & Gamble (P&G), cho rằng một số doanh nghiệp đang lạm dụng purpose marketing để tăng trưởng. Đó có thể là “mầm mống” làm ảnh hưởng đến thương hiệu trong tình hình lạm phát và khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Giám đốc Thương hiệu P&G: ''Nhiều doanh nghiệp đang lún sâu vào purpose marketing''
 
Ông Pritchard chia sẻ từ kinh nghiệm của mình, với nhiều chiến dịch purpose marketing nổi danh trong thập kỷ qua. Từ "Like a Girl" của Always, hay "Strong is Beautiful" của Pantene, các chiến dịch marketing của P&G đã truyền cảm hứng cho một làn sóng các chiến dịch tương tự, nỗ lực đóng góp cho xã hội qua các hoạt động marketing.
 
Vào năm ngoái, “gã khổng lồ” FMCG – Unilever đã bị giám sát gắt gao hơn vì theo Terry Smith, một nhà đầu tư nhận định: “Unilever đang bị ám ảnh với việc thể hiện những thông tin bền vững với cộng đồng”. Thư ngỏ của ông Smith đã làm dấy lên cuộc tranh luận trong ngành liệu việc quá tập trung vào giải quyết những vấn đề xã hội có gây bất lợi cho quá trình tăng trưởng không.
 
Tại Hội nghị công nghệ và khởi nghiệp VivaTech – diễn ra vào ngày 17/06/2022, ông Pritchard đã có chia sẻ sau: “Cộng đồng marketing đã tăng cường sự tập trung cho vấn đề bình đẳng, hòa nhập, và bây giờ là tính bền vững. Nhưng nhiều doanh nghiệp nhìn chung đang 'lún sâu' vào những vấn đề xã hội mà không dành đủ sự chú tâm vào việc tăng trưởng doanh số”. Ông không đề cập tên một thương hiệu cụ thể nào.
 
Trước khi COVID-19 diễn ra, phương châm của P&G là “A Force For Good And A Force For Growth". Nhưng trước sức ép về lợi ích kinh tế, mọi chuyện đang dần thay đổi.
 
“Vấn đề là chúng tôi đang kinh doanh, công việc của chúng tôi là cải tiến sản phẩm. Tăng trưởng sẽ mang lại lợi nhuận. Tăng trưởng sẽ thúc đẩy việc tạo ra việc làm mới. Và điều này quyết định đối tác và nhà bán lẻ mà chúng tôi sẽ cùng làm việc cùng. Nhờ vậy, nó cho phép doanh nghiệp có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội và hành tinh này. Động lực tăng trưởng sẽ dẫn đến động lực thực hiện những điều tốt đẹp.”
 
Vậy làm thế nào doanh nghiệp vẫn có thể tăng trưởng như thế ngay cả khi lạm phát xuất hiện? Khi giá vốn hàng hóa tăng cao, tỷ suất lợi nhuận sẽ bị thắt chặt. Để giảm áp lực này, dễ thấy nhất là tăng giá và các hoạt động "tiết kiệm năng suất".
 
Đến nay, ngân sách dành cho các hoạt động marketing vẫn tiếp tục được duy trì: Trong tháng 06/2021, ngân sách đã tăng 12% khoảng 8.2 tỷ USD. Và trong quý 1/2022, ngân sách marketing đã tăng thêm 130 triệu USD. Chief Executive Jon Moeller tại P&G chia sẻ: “Đây là thời điểm để tiến, chứ không phải lùi".
 
Nhắc lại điều đó, ông Pritchard khuyên các marketer nên "gấp đôi nỗ lực". Nghĩa là: “Bây giờ, hơn bao giờ hết, hãy đảm bảo rằng sản phẩm của bạn có ưu thế gấp đôi sản phẩm của đối thủ. Gấp đôi sự xuất hiện trên các kênh media, đảm bảo sự xuất hiện liên tục trong 52 tuần. Đó sẽ một cuộc đua cần sự bền bỉ. Marketer cũng cần gấp đôi năng suất: tìm và phân tích dữ liệu, để tìm ra cách vận hành hiệu quả hơn".
 
Ông nói thêm: “Có thể, marketer sẽ gặp sự cám dỗ cắt giảm ngân sách media, nhưng câu trả lời là phải đổi mới. Nếu đổi mới và thuyết phục thành công người tiêu dùng, thì thị trường sẽ mở rộng, nền kinh tế sẽ tăng trưởng và điều đó cho doanh nghiệp nền tảng để làm điều tốt”.
 
Tường Vi