Hiện nay, các bệnh về gan, mật đang có nguy cơ tăng cao do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý của nhiều người, đặc biệt là nam giới. Chữa trị bệnh gan, mật bằng thảo dược đang trở thành bài thuốc hay được sử dụng trong đời sống tại nhiều gia đình. Dominoshop.vip xin giới thiệu với các bạn một số loại cây phổ biến tốt cho gan mật.
Nhân trần:
Được sử dụng phần trên mặt đất của cây, Adenosma caeruleum R.Br, cây có vị hơi đắng, mùi thơm dễ chịu do chứa tinh dầu.
Theo Đông y, nhân trần có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, thoái hoàng, lợi mật, giải độc. Dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm gan vàng da, vàng mắt thể dương hoàng, tức thể viêm gan cấp tính, hoặc âm hoàng tức thể viêm gan mạn tính kể cả viêm gan do virus B.
Liều dùng, ngày 12 - 16g, sắc uống hoặc hãm. Để tăng hiệu quả trị liệu, có thể phối hợp với các loại thảo dược khác nhân trần 20g, chi tử 12g, đại hoàng 4g, sắc uống, ngày một thang, uống liền 3 - 4 tuần.
Nhân trần tía, còn gọi là nhân trần Tây Ninh, nhân trần tía cũng có vị đắng, mùi thơm do chứa tinh dầu, song hàm lượng thấp hơn, có công năng lợi gan, mật, cũng dùng để trị các bệnh về gan, mật như nhân trần.
Bồ bồ:
Là thân lá của cây bồ bồ hay còn gọi là nhân trần bồ bồ. Có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt, nhất là dạng cao cồn; trị viêm gan, vàng da. Ngoài ra, bồ bồ còn dùng trị cảm mạo phong nhiệt, hoặc viêm ruột với liều 8 - 12g, sắc uống hoặc hãm.
Diệp hạ châu:
Lưu ý: Diệp hạ châu không dùng cho phụ nữ có thai.
Dân gian thường gọi là cây chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào kinh can, phế, có công năng tiêu độc, lợi mật, hoạt huyết. Diệp hạ châu được dùng điều trị viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu. Liều lượng, ngày 8 - 20g, sắc uống.
Diệp hạ châu đắng, còn gọi là chó đẻ răng cưa thân xanh. Theo Đông y, diệp hạ châu đắng vị đắng, tính mát, quy kinh phế thận, có công năng tiêu độc, sát khuẩn, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu, lợi mật, ức chế virus gây viêm gan B, điều hòa huyết áp, được dùng trị viêm gan, mật, bí tiểu, tắc tia sữa, mụn nhọt, bế kinh... Liều dùng 8 - 16g, sắc uống, dùng ngoài, cây tươi giã nát đắp vào vết thương lở loét hoặc vết cắn của côn trùng.
Actiso:
Các bộ phận lá, hoa và rễ của actiso được dùng làm thuốc. Lá actisô chứa các acid hữu cơ, các hợp chất flavonoid... Hoa actiso chứa nhiều taraxasterol và faradiol, là những chất có tác dụng ức chế viêm khá mạnh. Cao actiso có tác dụng bảo vệ gan, tác dụng lợi mật tốt, hoạt tính chống ôxy hóa cao; còn có tác dụng hạ cholesterol và urê huyết. Được dùng trị viêm gan, viêm túi mật hoặc chức năng của gan mật kém, sỏi mật.
Nghệ:
Củ nghệ có chứa nhiều phellandren, borneol..., curcumin 1,5 - 2%. Gây co bóp túi mật và tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống viêm, giảm đau. Dùng nghệ, đặc biệt là curcumin để trị viêm gan vàng da hoặc trường hợp dịch mật bài tiết khó khăn.
Ngoài ra còn nhiều vị thuốc khác có tác dụng tốt cho gan, mật, như chi tử (Fructus Gardeniae) có tác dụng tăng bài tiết dịch mật.
Cà gai leo: trị các trường hợp gan đã bị xơ hóa; cúc gai hay còn gọi là kế sữa, với thành phần silymarin có tác dụng ức chế virus viêm gan C, chống ôxy hóa, giúp tế bào gan tránh khỏi bị hủy hoại do viêm gan.
Cây Kế sữa
Cây kế sữa tên khoa học là Silybum marianum, là một loại dược liệu mọc phổ biến ở các nước khí hậu ôn đới. Cây kế sữa được sử dụng như là một loại thảo dược để điều trị các bệnh về gan và túi mật.
Thành phần hoạt tính có trong cây kế sữa được gọi chung là Silymarin. Hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa, kháng vi-rút và chống viêm. Hợp chất silymarin giúp giữ cho độc tố trong máu không bám vào tế bào gan, giúp giải độc cho gan và trung hòa các gốc tự do.
Các nghiên cứu về kế sữa và sức khỏe gan cho thấy silymarin giúp giảm viêm và thúc đẩy sửa chữa tế bào, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng do các bệnh về gan như vàng da, xơ gan, ung thư gan, bệnh gan nhiễm mỡ.
Hiện nay, silymarin đang được ghi nhận tốt khi điều trị một loại ngộ độc nấm nhất định. Như nấm Amanita phalloides còn được gọi là nấm tử thần và nấm này là nguyên nhân cho cho hầu hết các trường hợp tử vong do ăn nấm trên toàn thế giới mỗi năm. Ăn Amanita phalloides có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí suy gan và khi được điều trị bằng silymarin rất hữu ích, nhưng vẫn đang được tiếp tục thử nghiệm lâm sàng.
Bồ công anh
Bồ công anh, tên khoa học là Taraxacum officinale, nó còn có tên gọi là bồ công anh lùn. Rễ bồ công anh từ lâu được coi là một loại thuốc bổ gan được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền.
Rễ bồ công anh chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường đào thải các độc tố trong gan. Tính mát từ bồ công anh còn giúp thanh nhiệt cơ thể, hiệu quả trong việc giải độc gan.
Ngũ vị tử
Ngũ vị tử: tăng tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, khi gan bị viêm nhiễm.
Ngũ Vị Tử hay còn gọi là Ngũ vị tử Bắc (Schisandra chinensis), tên gọi khác là Sơn hoa tiêu, là ngũ mai tử, huyền cập là một vị thuốc thường thấy trong các bài thuốc Đông y. Theo Đông y, ngũ vị tử có vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận. Hạt của quả Ngũ vị tử chứa lignan, có tác dụng làm giảm tổn thương gan trong trường hợp viêm gan virus mãn tính.
Các hoạt chất trong Ngũ vị tử giúp cải thiện chức năng gan bằng cách kích thích các enzyme (protein làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa) trong gan và thúc đẩy tăng trưởng tế bào gan. Chiết xuất từ quả Ngũ vị tử làm giảm nồng độ của một loại enzyme gọi là glutamic-pyruvic transaminase (SGPT) ở những người bị viêm gan. Mức độ SGPT là một dấu hiệu cho tổn thương gan.
Hoạt chất sinh học Schisandrin C có hiệu quả chống lại tổn thương gan ở những người bị viêm gan cấp tính và mãn tính. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có thể là kết quả của nhiều bệnh gan, chẳng hạn như viêm gan và xơ gan.
(dominoshop.vip tổng hợp)