Cây bồ công anh: Tác dụng chữa bệnh và lợi ích sức khỏe
Bồ công anh là dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Hoa và lá cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như canxi, sắt, vitamin A, C,…
 
Cách nhận biết cây bồ công anh
 
Cây bồ công anh (hay còn gọi là diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác, rau lưỡi cày) có tên khoa học là Lactuca indica, thuộc họ cúc Asteraceae. Loại cây này có thể nhận biết thông qua những đặc điểm sau:
 
  • Thân cây nhỏ mọc thẳng, cao từ 1 – 3m, lớp vỏ nhẵn. Phần thân không có cành hoặc rất ít cành.
  • Lá cây có nhiều hình dạng. Bên trong thân và lá cây có nhựa màu trắng sữa, vị đắng.
  • Hoa có màu tím hoặc vàng. Hoa màu tím được gọi là “tử hoa địa đinh”, còn hoa màu vàng là “hoàng hoa địa đinh”. Cả 2 loại đều được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền.
  • Đây là loài cây dại khá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên có thể tự trồng tại nhà bằng hạt để lấy hoa và lá làm thuốc chữa bệnh. Thời điểm thích hợp để trồng cây là vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10.
  • Cây có thân nhỏ, cao từ 1 - 3m
Cây bồ anh là một dược liệu quý có tác dụng trong điều trị bệnh (Nguồn: Internet)
 
Cây bồ anh là một dược liệu quý có tác dụng trong điều trị bệnh (Nguồn: Internet)
 
Cây bồ công anh trị bệnh gì?
 
Đây là loại dược liệu chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe con người như vitamin E, vitamin A, vitamin C, vitamin B9, B2, B6,… Ngoài ra, thành phần của cây còn có các loại kháng chất và hợp chất hữu cơ mang lại tác dụng chữa bệnh vượt trội. Dưới đây là một số bệnh thường được hỗ trợ điều trị bằng loại dược liệu quý này.
 
Bồ công anh giúp điều trị các bệnh về da
 
Cây thuốc này có thể hỗ trợ chữa các bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn như ghẻ, eczema,… Bởi vì nhựa từ thân và lá của loài cây này có tính kiềm cao nên sử dụng để sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm rất hiệu quả.
 
 
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
 
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng dược phẩm hoặc các vị thuốc làm từ cây diếp hoang để hỗ trợ điều trị. Thành phần của loài cây này có công dụng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, loại bỏ lượng đường dư thừa hay bị tích tụ trong thận.
 
Phòng ngừa bệnh ung thư
 
 
Theo Y Học Cổ Truyền, loại cây này có khả năng phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển tế bào ung thư trong các hệ thống cơ quan như vú, gan, ruột kết, dạ dày,… Phần gốc và rễ cây đồng thời có tác dụng kháng hóa trị liệu, giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.
 
Cải thiện chức năng gan
 
Cây thuốc này giúp kích thích gan một cách tự nhiên, cải thiện chức năng, đồng thời làm giảm mức độ chất béo dư thừa lưu trữ trong gan và chống stress oxy hóa. Các hoạt chất trong cây cũng hỗ trợ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tái lập hydrat và cân bằng điện giải.
 
 
Kích thích thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa tốt
 
Diếp hoang là dược liệu hữu hiệu để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, kích thích thèm ăn. Phần rễ cây giàu chất xơ prebiotic inulin giúp giảm táo bón, tăng cường chuyển động của ruột. Trong khi thành phần gồm nhiều chất xơ, chất nhầy và chất oxy hóa có công dụng rất tốt trong việc điều trị táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ và viêm ruột thừa.
 
Tác dụng lợi tiểu hiệu quả
 
Rễ của loại cây này thường được sử dụng trong các bài thuốc làm tăng tần suất và tỷ lệ bài tiết nước tiểu. Đặc tính của các hoạt chất trong phần rễ cây giúp kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi cho hệ tiết niệu, đồng thời ức chế sự hình thành của vi khuẩn có hại.
 
 
Cách sử dụng cây bồ công anh để chữa bệnh
 
Với đặc tính hỗ trợ điều trị bệnh tốt, đây là loài cây được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Dưới đây là một số cách dùng loài dược liệu này để chữa bệnh:
 
  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Kết hợp 40g rễ cây và lá bồ công anh với 40g xạ đen, đem sắc cùng 1 lít nước. Uống hàng ngày.
  • Trị tắc tia sữa, sưng vú: Đem đun 20g lá với nước, uống hằng ngày hoặc giã nát 30 – 40g lá cây đã rửa sạch và thêm ít muối để lấy nước uống, lấy phần bã đắp lên vị trí vú bị sưng, đau. Bài thuốc sẽ đem lại hiệu quả sau 2 – 3 lần sử dụng.
  • Trị bệnh tiêu hóa, khó tiêu: Sắc 10 – 15g lá khô với 600ml nước (tương đương 3 bát con) đến khi thể tích còn 200ml (1 bát). Uống liên tục từ 3 – 5 ngày hoặc kéo dài hơn để hỗ trợ trị bệnh tiêu hóa.
  • Trị đau dạ dày: Đem đun 20g lá khô, 15g khôi tía khô và 10g khổ sâm khô với khoảng 1 lít nước đến khi hỗn hợp cạn còn khoảng 400ml thì đem chắt nước uống. Sử dụng bài thuốc liên tục 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày và lặp lại cho đến khi khỏi bệnh.
  • Trị mụn nhọt, rắn độc cắn: Sau khi hút hết độc tố ở vị trí rắn độc cắn hoặc nặn sạch mụn nhọt thì dùng lá tươi giã nát, thêm ít muối đắp lên, dùng gạc băng lại. Làm liên tục như vậy mỗi ngày một lần, liên tục trong 1 tuần.
  • Hỗ trợ điều trị viêm túi mật, polyp túi mật: Pha 30g lá phơi khô với nước nóng, uống như trà mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Dùng 35g lá phơi khô hãm lấy nước, uống hằng ngày.
 
Một số lưu ý khi uống trà bồ công anh
 
Trà làm từ loại cây này tuy được đánh giá là hỗ trợ điều trị bệnh tốt, an toàn với hầu hết người dùng nhưng trên thực tế vẫn tiềm ẩn tác dụng phụ nếu dùng sai cách. Vì vậy, để việc uống trà phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên lưu ý:
 
Đối tượng cần cân nhắc khi sử dụng trà:
 
  • Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người bị bệnh suy tim, cao huyết áp
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tắc ruột, tắc nghẽn ống dẫn mật
  • Người dị ứng với thành phần
 
Trà làm từ cây thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh. Do đó, trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh không nên cân nhắc trước khi sử dụng.
 
Tùy thuộc vào sức khỏe, tuổi tác mà bạn nên uống loại trà này với liều lượng phù hợp. Một người tốt nhất nên sử dụng từ 9 – 12g/ngày. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được tư vấn về liều dùng.
 
Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ.
Trà diếp hoang 
 
Trên đây, chuyên mục Tin tức y tế vừa cập nhật đến bạn về đặc điểm và công dụng tuyệt vời của cây bồ công anh – một loại dược liệu trong Y học cổ truyền. 
 
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.