10 lý do chuyển đổi số thất bại
Lượt xem: 1.136
Theo McKinsey và Forbes, có đến 70-84% dự án chuyển đổi số không đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu. Cơ quan thông tấn hàng đầu của Anh BBC cũng mất trắng 100 triệu euro vì chuyển đổi số.

1. Doanh nghiệp không thực sự rõ ý nghĩa của việc “chuyển đổi số”

Mỗi doanh nghiệp là một cá thể khác biệt, và định nghĩa “chuyển đổi số” cũng mang nhiều nghĩa khác nhau đối với mỗi người.

Đó có thể là quá trình tự động hoá; mô hình làm việc từ xa; công nghệ, website, mô hình kinh doanh mới; hay việc sử dụng robot thay thế con người...

Do đó, nếu không thống nhất về định nghĩa, doanh nghiệp sẽ không thể đo lường được mức độ thành công hay thất bại khi chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Một khảo sát năm 2017 của Wipro Digital, agency marketing toàn cầu chia sẻ rằng 35% cuộc chuyển đổi số thất bại vì thiếu chiến lược cụ thể.

Thế nên, điều cần làm là thống nhất định nghĩa chuyển đổi số để tạo ra lộ trình chuyển đổi, và đi kèm là cách đo lường.

2. Quản lý cấp cao không chứng minh cam kết của họ

Sự chuyển đổi nên đến từ bên trên. Giám đốc điều hành, ban lãnh đạo và quản lý cấp cao cần phải đào sâu quy trình, chủ động thể hiện cam kết của họ đối với những thay đổi trong doanh nghiệp. Họ cần trở thành “tấm gương” tiêu biểu cho đội ngũ nhân sự trong cách suy nghĩ, hành động để quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp suôn sẻ, các quy trình làm việc mới trở thành hiện thực. Nếu không, sẽ không ai coi trọng việc chuyển đổi số, và chúng chỉ được coi như “sáng kiến”, chứ không thể nào thành công.

3. Sự chống đối từ nội bộ

Năm 1989, hai nhân viên của Kodak là ông Steven Sasson và ông Robert Hill tạo ra dòng camera DLSR đầu tiên. Nhưng đội ngũ marketing của Kodak đã không đưa sản phẩm này ra thị trường, vì sợ đe doạ đến việc kinh doanh “máy ảnh phim” – thế mạnh của công ty. Họ không biết rằng, sản phẩm này có thể mang tính đột phá về mặt công nghệ, thậm chí dẫn đầu thời kì “digital age” trong tương lai. Tuy nhiên, sự việc này cũng thể hiện sự mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp, đó là: Nên thay đổi tư duy tổ chức hay mô hình kinh doanh để làm mới mình.

Nên thay đổi tư duy tổ chức hay mô hình kinh doanh để làm mới mình?

Ví dụ của Kodak cũng cho thấy những doanh nghiệp “bảo thủ” sẽ tự đưa họ vào vùng nguy hiểm trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Điều này đặt ra lời khuyên cho doanh nghiệp truyền thống đó là: Tìm ra cách để thử nghiệm, tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới nhưng vẫn đảm bảo tối thiểu rủi ro.

4. Doanh nghiệp không đủ chuyên môn để chuyển đổi số

Trong đa phần doanh nghiệp lớn, nhân sự dành phần lớn thời gian để giải quyết các công việc hàng ngày. Vì thế, yêu cầu họ đảm nhận thêm một dự án dài hơi, cụ thể là một dự án chuyển đổi số thì khả năng thất bại là rất cao. Do đó, cần phải có chiến lược gia, nhà sáng tạo, chuyên gia công nghệ hợp tác cùng với đội ngũ in-house của công ty để tạo ra một cuộc chuyển đổi số thành công.

Lợi thế lớn nhất mà đối tác bên ngoài mang đến là sự khách quan. Họ có thể đưa ra được những sáng kiến và ưu tiên chuyển đổi có tác động lớn nhất và luôn sẵn sàng hỗ trợ, mà không “dựng lên” quá nhiều rào cản.

5. Công nghệ thay đổi, nhưng văn hoá doanh nghiệp thì “bất động”

Quan tâm đến công nghệ là điều đáng khen ngợi. Nhưng người sử dụng công nghệ lại là người quyết định thành công hay thất bại.

Một cuộc chuyển đổi số “đúng” phải sở hữu những thay đổi về mặt tư duy, đảm bảo nhân viên ở mọi cấp độ cảm nhận sự tích cực với việc thay đổi.

Khoan hãy xét đến thành công, một cuộc chuyển đổi số “đúng” phải sở hữu những thay đổi về mặt tư duy, đảm bảo nhân viên ở mọi cấp độ cảm nhận sự tích cực với việc thay đổi. Họ cần hiểu rằng công nghệ sẽ giúp ích cho công việc của họ, và điều đó đóng vai trò quan trọng cho những thành công trong tương lai của doanh nghiệp. Nếu không có một chương trình cải tổ mạnh mẽ để đảm bảo các phòng ban của doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích của chuyển đổi số và quyền sở hữu đối với quy trình, doanh nghiệp chắc chắn thất bại.

6. Công nghệ mới chưa được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ có sẵn để đảm bảo tốc độ và chi phí. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc đến việc điều chỉnh công nghệ phù hợp với cách vận hành. Nếu không làm được điều này, thì khi triển khai, nhân viên sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng và khó có thể tạo ra được thành tựu như mong đợi. Thậm chí, trường hợp xấu nhất sẽ là: Dù chi phí bỏ ra cực kỳ cao, nhưng, doanh nghiệp vẫn phải thay thế bằng một công nghệ khác trong tương lai gần.

7. Bỏ qua chuyển đổi trải nghiệm khách hàng

Chuyển đổi số nên bao gồm việc tự động hoá quy trình, mang đến công nghệ mới, thúc đẩy hiệu suất và cắt giảm chi phí. Ngoài ra không thể không kể đến việc cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.

Nếu sự chuyển đổi không đem đến tác động tích cực cho khách hàng, thì có lẽ doanh nghiệp đang mất dần thị phần vào tay đối thủ.

8. Các trải nghiệm số chưa được thử nghiệm đúng cách trên người dùng

Công nghệ số cung cấp nhiều lợi ích mới, và nghe rất hấp dẫn. Doanh nghiệp có thể có hàng chục, hàng trăm ý tưởng sau cuộc thảo luận, nhưng các ý tưởng này nên được thử nghiệm trên trải nghiệm thực tế của người dùng.

Quy trình linh hoạt và liên tục phản hồi giúp đội ngũ thực thi cải tiến trải nghiệm cho đến khi sản phẩm và dịch vụ trở nên dễ sử dụng và hiệu quả nhất có thể. Nếu chỉ vì muốn nâng cấp để chạy theo công nghệ hiện đại, thì cuộc chuyển đổi số ấy sẽ không đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp hay trải nghiệm của khách hàng trong tương lai.

9. Không nhận ra được năng lực dữ liệu

Những công ty công nghệ lớn và những doanh nghiệp mới thường có một lợi thế đặc biệt so với các doanh nghiệp truyền thống. Về mặt tổ chức, họ đã thiết lập hệ thống để có thể tận dụng từng dữ liệu khách hàng nhỏ nhất.

Thay đổi cấu trúc, hệ thống và cải thiện luồng giao tiếp là thách thức to lớn đối với doanh nghiệp.

Khác với họ, đa phần các doanh nghiệp truyền thống thiếu sự liên kết giữa các phòng ban, do đó, sẽ không thể kết hợp dữ liệu khách hàng với nhau để tạo ra kết quả có ý nghĩa. Thay đổi cấu trúc, hệ thống và cải thiện luồng giao tiếp là thách thức to lớn đối với doanh nghiệp, nhưng cần vượt qua để có thể cạnh tranh với các công ty kỹ thuật số thuộc thế hệ mới.

10. Chưa có kế hoạch dự trù sau khi chuyên gia rời đi

Khi chuyển đổi số, không phải chỉ làm việc với đội ngũ chuyên gia thuê ngoài ở đầu quá trình thì được gọi là thành công. Chuyển đổi số nên là thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, với việc thay đổi tư duy liên tục, linh hoạt và phát triển cùng với nhu cầu của khách hàng, đồng thời tận dụng nhiều cơ hội do công nghệ mới mang lại. Việc đào tạo kỹ năng, cũng như đưa ra phương pháp mới để đo lường sự chuyển đổi là điều cần phải duy trì.

Doanh nghiệp chỉ thành công khi các chuyên gia rời đi, đội ngũ nội bộ vẫn có đầy đủ năng lực để duy trì mô hình chuyển đổi số mới.

Trên đây là một vài lý do phổ biến khiến quá trình chuyển đổi số thất bại. Các doanh nghiệp và tổ chức có thể tham khảo, học hỏi, và rút kinh nghiệm cho quá trình chuyển đổi số của mình.

Theo Hạnh Bạch / Brands Vietnam

Nguồn tin :
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In

Các tin khác

Mới cập nhật

Tin cùng ngày

CỬA LƯỚI CHỐNG MUỖI

Tin doanh nghiệp

Thương hiệu Staka – Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chuẩn hội nhập năm 2024

Staka một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp kim khí, ngũ kim, điện máy, dụng cụ cầm tay tại Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm phát triển dưới sự dẫn dắt của CEO Đinh Quốc Tuấn, Staka đã phát triển hệ thống phân phối rộng khắp ba miền với hơn 1000 đại lý, nhà phân phối trên toàn quốc. Với mục tiêu mang đến những sản phẩm chất lượng, công cụ hữu ích nhất và góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp - xây dựng Việt Nam.

JAC VINH HẠNH NHẬN “HUY CHƯƠNG VÀNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG 2024”

Sáng ngày 20/04/2024, Công Ty Cổ Phần Ô Tô JAC Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2024” do Viện Nghiên cứu Kinh tế Châu á kết hợp với Liên hiệp Khoa học Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình vinh danh được tổ chức tại Nhà hát Bến Thành và phát sóng trực tiếp trên HTV – Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.

Google bật mí 8 mẹo tự bảo vệ trước nguy cơ lừa đảo, đánh cắp tài khoản

Trong bối cảnh, các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng ngày càng tinh vi, Google mới đây đã đưa các mẹo giúp người dùng hạn chế rủi ro.

Công ty Qui Phúc và TGĐ Nguyễn Thanh Hải vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Sáng ngày 26/03/2024, UBND quận Bình Tân Tp Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2023, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2024 và triển khai 50 chương trình, công trình, dự án thi đua tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên địa bàn quận Bình Tân.

Ông Phạm Nhật Vượng vào top 50 nhân vật tiêu biểu ngành ôtô thế giới 2024

Tạp chí Mỹ MotorTrend vinh danh 50 tên tuổi ảnh hưởng nhất ngành ôtô thế giới, với tỷ phú Phạm Nhật Vượng thứ 47, Elon Musk thứ 50.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

'Điểm danh' 5 công nghệ an toàn hiện đại nhất trên ô tô

Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng