Cuộc chiến chip có thể đổ dầu vào lửa quan hệ Mỹ - Trung
Lượt xem: 819
Kịch bản chiến tranh do Trung tâm An ninh Mỹ Mới xây dựng cho thấy xung đột Mỹ - Trung có thể bùng nổ khi lĩnh vực chip bán dẫn Đài Loan bị tấn công.
Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) ngày 27/1 công bố kết quả nghiên cứu về một kịch bản chiến tranh mà họ xây dựng, trong đó so sánh tình trạng phụ thuộc của Mỹ vào nguồn cung chip từ Đài Loan với sự lệ thuộc trước đây vào dầu mỏ ở Trung Đông.
 
Trò chơi chiến tranh giả định này được CNAS tiến hành từ tháng 4/2021, để hiểu rõ hơn Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng và kiểm soát ngành bán dẫn Đài Loan đến mức nào, cũng như chiến lược đối phó của Mỹ và hòn đảo ra sao. 30 quan chức, học giả, chuyên gia an ninh tham gia trò chơi, đóng vai đội Mỹ, đội Trung Quốc và đội Đài Loan.
 
Theo kịch bản giả định mà CNAS xây dựng, dây chuyền sản xuất tại ba nhà máy chip Đài Loan bất ngờ gặp sự cố và ngừng hoạt động, làm dấy lên hoài nghi chúng là mục tiêu trong một đòn tấn công mạng từ Trung Quốc đại lục.
 
Đài Loan là nơi sản xuất hơn một nửa chip bán dẫn của thế giới và gần như toàn bộ chip cao cấp, vốn được sử dụng trong các mặt hàng như điện thoại thông minh, ô tô và thiết bị quân sự.
 
Khi tình huống được đưa ra, các đội lần lượt đưa ra quyết định chiến lược của mình. Sau khi các đội ra quyết định, kịch bản của CNAS cho thấy một cuộc tấn công mạng do Bắc Kinh tiến hành nhằm vào các nhà máy sản xuất chip Đài Loan có thể khiến nền kinh tế toàn cầu ngừng trệ và kích động đối đầu quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc.
 
Một con chip do Hisilicon, công ty con của Huawei, thiết kế, được trưng bày tại trụ sở công ty ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc, hồi năm 2019. Ảnh: Reuters.
 
Một con chip do Hisilicon, công ty con của Huawei, thiết kế, được trưng bày tại trụ sở công ty ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc, hồi năm 2019. Ảnh: Reuters.
 
 
Trong kịch bản chiến tranh mà CNAS vạch ra, Trung Quốc có thể áp dụng các chiến lược cưỡng bức kinh tế, tấn công mạng hay những chiến thuật hỗn hợp khác nhằm can thiệp hoặc gây tổn hại ngành công nghiệp bán dẫn của đảo Đài Loan.
 
Becca Wasser, người giúp xây dựng và chỉ đạo kịch bản, cho biết trong khi nhiều phương án chiến tranh đã được đưa ra nhằm nghiên cứu Trung Quốc, hầu hết chỉ tập trung vào các mối đe dọa quân sự thông thường mà không chú ý nhiều đến cách Trung Quốc có thể gây áp lực lên Đài Loan, qua đó tác động tới Mỹ.
 
Nhưng chống lại áp lực đó có thể rất khó khăn, đặc biệt nếu Mỹ và Đài Loan mâu thuẫn trong cách ứng phó. Trong kịch bản, nhóm nghiên cứu CNAS cho rằng Đài Loan sẽ vạch chiến lược riêng nhằm chống lại sức ép từ Trung Quốc. Nhưng mối quan tâm khác nhau giữa Đài Loan và Mỹ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn. Ví dụ, khi Mỹ muốn đưa các kỹ sư bán dẫn đến nước này nhằm đảm bảo an toàn cho họ, Đài Loan có thể sẽ phản đối vì lo ngại bị chảy máu chất xám.
 
"Bất cứ điều gì Mỹ tự thực hiện trong kịch bản giả định này đều không thành công", Wasser nói. "Chúng tôi đã thấy nhiều ví dụ về điều đó trong cuộc sống thực".
 
Báo cáo kết luận rằng phản ứng đa phương và nỗ lực hợp tác toàn cầu nhằm xây dựng khả năng phục hồi chuỗi cung ứng chip máy tính dường như là chiến lược hiệu quả nhất.
 
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực tăng cường sản xuất chất bán dẫn trong nước. Tổng thống Joe Biden hồi giữa tháng 1 thúc giục quốc hội Mỹ thông qua các dự luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ngành sản xuất chip nội địa và cam kết rằng ông sẽ cố gắng đưa hoạt động sản xuất chip bán dẫn trở lại Mỹ.
 
"Ngày nay chúng ta chỉ sản xuất được 10% chip máy tính, mặc dù là quốc gia dẫn đầu về thiết kế và nghiên cứu chip", Tổng thống Biden nói. "Chúng ta không có khả năng tạo ra những con chip tiên tiến nhất hiện tại. Bây giờ đây, 75% số lượng chip toàn cầu được sản xuất ở Đông Á. 90% chip tiên tiến nhất đến từ Đài Loan. Trung Quốc đang làm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, nhằm cố gắng vượt qua phần còn lại của thế giới".
 
Các tác giả của báo cáo cho biết ngay cả khi quốc hội Mỹ chấp thuận những khoản đầu tư mới của chính phủ vào năng lực sản xuất vi mạch, Mỹ vẫn phải mất rất nhiều thời gian nữa mới có thể bắt kịp Đài Loan.
 
Đài Loan lâu nay biến ngành công nghiệp vi mạch có vai trò quan trọng sống còn thành một khiên chắn để tự vệ. Lý thuyết "lá chắn silicon" mà hòn đảo đưa ra lập luận rằng vì ngành công nghiệp bán dẫn rất quan trọng đối với ngành sản xuất Trung Quốc và nền kinh tế tiêu dùng Mỹ, nên bất kỳ động thái đe dọa nào đối với các nhà máy chip của họ cũng sẽ mang đến rủi ro rất lớn cho các bên liên quan.
 
Martijn Rasser, đồng tác giả nghiên cứu và là cựu chuyên gia phân tích từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận định điều cốt yếu lúc này là cộng đồng quốc tế phải thuyết phục Đài Loan rằng chiến lược "lá chắn silicon" của họ cần được quốc tế hóa.
 
"Về lâu dài, khả năng đó phải được phân tán về mặt địa lý ra khỏi phạm vi Đài Loan để đổi lại những đảm bảo an ninh cho hòn đảo", ông nói.
 
Chính quyền Biden đã làm rõ rằng với cuộc khủng hoảng Ukraine, dù Mỹ sẽ áp đặt trừng phạt kinh tế nếu Nga động binh xâm lược Ukraine, họ sẽ không đưa quân chiến đấu cùng Kiev. Chính sách lâu nay của Mỹ với Đài Loan là kêu gọi tăng cường phòng thủ và đưa ra những thông điệp "mơ hồ chiến lược" về việc liệu Washington có can thiệp quân sự nếu xung đột nổ ra trên hòn đảo hay không.
 
Nhưng Đài Loan cùng chip bán dẫn của hòn đảo quan trọng với nền kinh tế Mỹ hơn nhiều so với Ukraine, đồng nghĩa Washington sẽ khó tránh khỏi liên quan nếu một "cuộc chiến chip" nổ ra ở Đài Loan.
 
"Gần như không thể sao chép khả năng sản xuất chip của Đài Loan cả cao cấp lẫn thấp cấp", Dan Blumenthal, học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, đánh giá. "Họ là trung tâm sản xuất của thế giới".
 
Dù Mỹ và châu Âu đang nỗ lực đẩy mạnh thiết kế và sản xuất chất bán dẫn trong nước, họ không có khả năng sản xuất hàng loạt những mẫu chip tiên tiến nhất mà Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) có thể tạo ra.
 
"Nếu chuỗi cung ứng chất bán dẫn bị Trung Quốc can thiệp theo cách nào đó, tất cả những thứ mà người Mỹ dùng trong cuộc sống hàng ngày, để đi làm và về nhà, gọi điện cho người thân hay vô số hoạt động khác sẽ biến mất", Wasser nói.
 
Tuy nhiên, các chuyên gia khác cho rằng nguy cơ Mỹ bị lôi vào một cuộc chiến về vi mạch đang bị thổi phồng. Theo Bonny Lin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực với Đài Loan chỉ vì chip.
 
"Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ về cái giá phải trả cho một cuộc tấn công nhằm vào Đài Loan. Cái giá về quân sự và chính trị sẽ rất đáng kể. Đó là lý do tôi nghĩ chip sẽ không nằm trong ba yếu tố hàng đầu dẫn tới hành động quân sự chống lại Đài Loan", bà nhấn mạnh.
Nguồn tin :
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In
gia công mỹ phẩm

Tin doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa Tư duy hệ thống và Tư duy thiết kế

Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.

Mối Liên Hệ Giữa Kaizen và Design Thinking

Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.

Bún Ốc Bà Ngoại - Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam

Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.

Học viện Đào tạo Tum vinh dự nhận danh hiệu top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam 2024

Vào ngày 12/10/2024, sự kiện công bố các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Quân Đội, Hà Nội. Học viện Đào tạo TUM (TUM) đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực du học, đào tạo và di trú toàn cầu.

Vitosa Việt Nam chinh phục giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam

Ngày 12 tháng 10 năm 2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Vitosa Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những nỗ lực và bản lĩnh kiên cường của doanh nghiệp, mà còn ghi nhận khả năng thích ứng và chuyển đổi số mạnh mẽ trong bối cảnh đầy thách thức. Vitosa cũng được đánh giá cao về cam kết đảm bảo chính sách lao động và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

'Điểm danh' 5 công nghệ an toàn hiện đại nhất trên ô tô

Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng