Đại gia Việt co cụm, tài phiệt ngoại tấn công
Lượt xem: 2.889
Trong khi nhiều ngân hàng trong nước đang khó khăn vì nợ xấu, co cụm để tái cơ cấu thì các ngân hàng nước ngoài của những tỷ phú tài phiệt đang lại tập trung tấn công thị trường Việt Nam.

- Trong khi nhiều đại gia ngân hàng trong nước đang khó khăn vì nợ xấu và phải co cụm qua giai đoạn tái cơ cấu thì các ngân hàng nước ngoài của những tỷ phú tài phiệt nổi tiếng lại tập trung tấn công thị trường Việt Nam.

Cắm rễ và lan tỏa

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chấp thuận cho Public Bank Berhad (PBB) 100% vốn Malaysia hoạt động tại Việt Nam thông qua quyết định chuyển đồi PBB từ liên doanh thành 100% vốn ngoại, Với nhân tố mới này, số nhà băng ngoại 100% đã tăng lên con số 6 đơn vị.

Năm NH nước ngoài 100% vốn khác tại Việt Nam bao gồm: HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan Vietnam, Hong Leong. Các NH này đều được cấp phép năm 2008 với vốn điều lệ dao động từ 3.000 đến hơn 7.500 tỷ đồng. Các ngân hàng nước ngoài có 43 chi nhánh và 49 văn phòng đại diện.

Năm ngoái, theo hãng tin Reuters, NH lớn thứ hai Malaysia - CIMB Group Holdings BHD - đã có kế hoạch xin giấy phép để hiện diện tại Việt Nam và Myanmar. NH này đặt tham vọng sẽ có mặt ở tất cả các nước Đông Nam Á vào năm 2015 khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến được thành lập.

Trước đó, NH lớn nhất Malaysia là Maybank cũng đã tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam. Maybank hiện là cổ đông chiến lược của Ngân hàng An Bình (ABBank) và đã có 2 chi nhánh ở Hà Nội và TP.HCM.

ngân hàng, hội nhập, cạnh tranh, tái cơ cấu, nợ xấu, thanh khoản, lãi suất, sáp nhập, A&AM, tài phiệt, thống đốc, rủi ro, ngoại hốí Credit-Suisse, HSBC, ANZ, Morgan-Stanley, Deutsche-Bank , ING, Standard-Chartered, Societe-Generale-Corporate, Goldman-Sach

Các ngân hàng nước ngoài của những tỷ phú tài phiệt nổi tiếng lại tập trung tấn công thị trường Việt Nam.

Nhiều NH ngoại cũng đã có mặt ở Việt Nam với các chi nhánh và văn phòng đại diện của mình. Trong đó, một số NH đang tìm cách phát triển một cách độc lập để đón cơ hội Việt Nam mở rộng cửa sắp tới. Gần đây, nhiều NH đã và đang rút vốn khỏi các ngân hàng trong nước như trường hợp: HSBC tại Techcombank; Fullerton Financials Holding của Singapore tại Maritime Bank; UOB tại Southern Bank; OCBC tại VPB; IFC, ANZ tại Sacombank...

CEO Citibank Việt Nam Dennis Hussey từng nhận định, Việt Nam đã khác trước rất nhiều và đang dần trở thành đích đến lí tưởng cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. Đây chính là điều gây phấn khích cho các NH ngoại.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, các NH ngoại đều đang hoạt động hiệu quả ở các mảng thế mạnh như phục vụ DN FDI, dòng tiền đầu tư, xuất nhập khẩu… và đang bắt đầu xâm chiếm sang lĩnh vực khách nội, sang một số thể mạnh của NH nội như: dịch vụ tiêu dùng, bán lẻ.

Các rào cản đối với các NH nước ngoài đang dần được tháo bỏ và theo cam kết, tới năm 2020 thị trường ngân hàng Việt Nam phải mở rộng không giới hạn cho các nhà băng ngoại. Đây là một thị trường đầy tiềm năng và được không chỉ các NĐT trong mà còn cả ngoài ASEAN đang rất quan tâm như Hàn Quốc, Ấn Độ...

Cú hích cho ngân hàng Việt

Trước thực tế này, TS. Võ Trí Thành cho rằng, đây là điều tất yếu. Tuy nhiên, trước làn sóng hội nhập, các NH hay DN Việt không nên sợ hãi mà phải bình tĩnh.

ngân hàng, hội nhập, cạnh tranh, tái cơ cấu, nợ xấu, thanh khoản, lãi suất, sáp nhập, A&AM, tài phiệt, thống đốc, rủi ro, ngoại hốí Credit-Suisse, HSBC, ANZ, Morgan-Stanley, Deutsche-Bank , ING, Standard-Chartered, Societe-Generale-Corporate, Goldman-Sach

Sự thâm nhập của khối ngoại đang gây áp lực rất lớn và là cú hích cho sự phát triển của NH Việt nếu không muốn bị thua trên sân nhà.

Theo ông Thành, sự cạnh tranh bao giờ cũng tốt. Các NH nước ngoài thường có ưu thế nhất định về công nghệ, kỹ năng quản lý, quản trị rủi ro. Sự thâm nhập của họ đem lại một lượng vốn cho Việt Nam và tạo điều kiện cho mình học hỏi, vươn lên, cộng với cạnh tranh là điều rất tốt.

Theo nhiều nghiên cứu, sự hiện diện của các định chế nước ngoài trong lĩnh vực NH có tác động rất tích cực đối với sự phát triển. Tuy nhiên, có một vấn đề, thường các nghiên cứu đặt trong môi trường bình thường. Nhưng trong môi trường khó khăn, với một nền kinh tế mở thì đôi khi sẽ có những rủi ro khó lường mà nước nào cũng phải cảnh giác. Còn ở Việt Nam thì mức độ mở cửa vẫn gây tranh cãi từ ngay những cam kết với WTO: chúng ta mở cửa liệu có nhanh quá hay không? Nên mở cửa ở mức nào?

Theo TS. Thành, cũng rất khó nói là nhanh quá hay chậm quá. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn khá thận trọng, dù mở cửa tài khoản vốn. Dòng vốn ra vào không phải dễ dàng tại Việt Nam. Việt Nam hiện tại mới mở cửa dòng vốn vào. Còn đối với dòng vốn ra, vẫn được kiểm soát rất chặt chẽ.

Gần đây, Ernst&Young cho rằng, Việt Nam chỉ cần 5 NH lớn làm trụ cột để đối ứng với các NH ngoại. Trong khi đó, với lộ trình tái cơ cấu, số lượng NH nội sẽ giảm mạnh trong 1-2 năm tới. Ngay trong năm nay sẽ có gần 10 NH có thể sẽ biến mất do sáp nhập. Còn theo ông Trương Văn Phước, phó Chủ tịch UBGS Tài chính quốc gia, 1-2 năm nữa hệ thống sẽ chỉ còn 15-17 NH.

Việc xác định 15 hay 30 NH là đủ hay không đủ, phù hợp hay không phù hợp rất khó. Bởi có những NH nhỏ nhưng hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là: đối với NH, năng lực về vốn rất quan trọng. Năng lực vốn cao là yếu tố rất quan trọng, nó hạn chế rủi ro. NH mang tính rủi ro lan truyền hệ thống.

Xét về yếu tố lịch sử, kỹ năng, trình độ quản lý, nhiều ngân hàng nước ngoài có ưu thế. Nhưng NH Việt Nam không phải không có ưu thế bởi không có NH ngoại nào có thể hiểu Việt Nam tốt hơn người Việt hiểu người Việt.

Với những chuyển động hội nhập sôi động đang diễn ra, theo nhiều chuyên gia, nên nhìn dưới góc độ: Cạnh tranh đem lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế? Sự thâm nhập của khối ngoại đang gây áp lực rất lớn và là cú hích cho sự phát triển của NH Việt nếu không muốn bị thua trên sân nhà.

Mạnh Hà

Nguồn tin : vietnamnet.vn
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In

Các tin khác

Mới cập nhật

gia công mỹ phẩm

Tin doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa Tư duy hệ thống và Tư duy thiết kế

Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.

Mối Liên Hệ Giữa Kaizen và Design Thinking

Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.

Bún Ốc Bà Ngoại - Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam

Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.

Học viện Đào tạo Tum vinh dự nhận danh hiệu top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam 2024

Vào ngày 12/10/2024, sự kiện công bố các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Quân Đội, Hà Nội. Học viện Đào tạo TUM (TUM) đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực du học, đào tạo và di trú toàn cầu.

Vitosa Việt Nam chinh phục giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam

Ngày 12 tháng 10 năm 2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Vitosa Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những nỗ lực và bản lĩnh kiên cường của doanh nghiệp, mà còn ghi nhận khả năng thích ứng và chuyển đổi số mạnh mẽ trong bối cảnh đầy thách thức. Vitosa cũng được đánh giá cao về cam kết đảm bảo chính sách lao động và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

'Điểm danh' 5 công nghệ an toàn hiện đại nhất trên ô tô

Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng