Đổi nợ xấu thành vốn góp: Tránh làm ''méo mó'' thị trường tài chính
Lượt xem: 1.874
Theo các chuyên gia, chuyển hóa nợ xấu thành vốn góp nếu không thận trọng sẽ để lại nhiều hệ lụy.

Thương hiệu vàng,thương hiệu vàng quốc gia, thương hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng sản phẩm dịch vụ , thương hiệu vàng công nghiệp việt nam, thương hiệu vàng nông nghiệp việt nam , thương hiệu vàng thuỷ sản việt nam, thương hiệu vàng ngành y tế việt nam, thương hiệu vàng bạc đá quý việt nam, thương hiệu vàng quốc gia việt nam, thương hiệu vàng quốc tế, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam , trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, giải thưởng thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam, thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam, Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam, thương hiệu vàng châu á thái bình dương, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, thương hiệu vàng ngành tóc việt nam, thương hiệu vàng nha khoa, nha khoa uy tín việt nam, spa uy tín việt nam, thương hiệu vàng spa việt nam, Thương hiệu vàng, logo và slogan ấn tượng, Thương Hiệu Vàng Uy Tín, thương hiệu vàng đất việt

Xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng. Mới đây, trong Dự thảo của Ngân hàng Nhà nước về quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, đưa ra một giải pháp xử lý nợ xấu. Đó là cho phép tổ chức tín dụng được chuyển nợ xấu thành vốn góp, với một số điều kiện cụ thể. Nhiều ý kiến cho rằng đây là bước đi táo bạo trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, không ít chuyên gia lo ngại việc làm này có thể dẫn đến méo mó thị trường tài chính.

Kéo dài thời gian trả nợ và che giấu nợ xấu?

Theo dự thảo, các ngân hàng thương mại được hoán đổi nợ thành vốn góp, mua cổ phần, nhưng chỉ được thực hiện đối với nợ thuộc nhóm 5 hoặc nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro. Ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ lấy khoản nợ xấu mà doanh nghiệp không thể trả được nữa để mua chính cổ phần của doanh nghiệp với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận. Khi đó, ngân hàng sẽ trở thành cổ đông của doanh nghiệp, đầu tư thêm vốn để tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh...

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, “biện pháp chuyển nợ thành vốn góp sẽ giảm được nợ xấu, đồng thời giúp doanh nghiệp không rơi vào phá sản, người lao động mất việc làm. Chủ trương thì đúng nhưng phải làm tương đối chặt chẽ, định hướng và quản lý quá trình làm. Phải kiểm tra chất lượng nợ, thực trạng tài sản thế chấp ở mức nào. Trước đây, các ngân hàng và doanh nghiệp thương lượng làm, có thể có những cái tốt, có những rủi ro. Khi xảy ra rủi ro thì không được bảo vệ. Nay có quy định này, cơ quan quản lý hợp pháp hóa bằng quy định và thực hiện có điều kiện tốt hơn, khả năng thực thi tốt hơn.”

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chuyển hóa nợ thành vốn góp nếu không thận trọng sẽ để lại nhiều hệ lụy. Nhìn vào thực tế hiện nay, rất nhiều ngân hàng đổ vốn cho vay hạ tầng, giao thông, bất động sản, xi măng... nếu việc chuyển nợ thành vốn góp diễn ra ồ ạt, khi đó ngân hàng sẽ trở thành những nhà đầu tư giao thông, bất động sản, trong khi lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi chức năng nhiệm vụ của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, chứ không phải kinh doanh sản xuất hàng hóa hay quản lý doanh nghiệp.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho rằng, làm như vậy sẽ phân tán về năng lực, chuyên môn, thành công rất khó. Biện pháp chuyển nợ xấu thành vốn góp chỉ kéo dài thời gian trả nợ và che giấu nợ xấu. Nếu cho chuyển nợ thành vốn góp, có thể ngân hàng sẽ nhắm đến các khoản nợ liên quan đến sở hữu chéo, khiến việc nhận diện nợ xấu trở nên khó khăn.

“Tiêu cực ở chỗ, đáng lẽ trách nhiệm thất thoát vốn, lãi như thế nào, thế là “hòa cả làng”. Vài ba năm sau nếu thất thoát thì đó là lỗ lãi của doanh nghiệp, không còn bằng chứng cho vay nữa. Sau này mất vốn thì lại bảo do doanh nghiệp làm ăn kém, rồi do thị trường… Ngân hàng sẽ đi kinh doanh các lĩnh vực khác, sẽ lại tăng rủi ro hơn khi vừa ở vai cho vay, vừa chịu rủi ro. Không phản ánh đúng hoạt động ngân hàng khi có những khoản đầu tư không cần thiết ko xác định rõ mục tiêu.”- LS Đức nhấn mạnh.

Nguy cơ làm méo bức tranh tài chính ngân hàng

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo dự thảo, chỉ được chuyển đổi nợ xấu ở nhóm xấu nhất (nhóm 5), nợ xấu đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro, được xem như rất khó thu hồi. Do đó, cơ chế cho hoán đổi là cơ hội cuối cùng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp cùng có thể hồi sinh khoản nợ xấu đó. Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nươc cũng cho biết, sẽ có những ràng buộc ngặt nghèo đối với tổ chức tín dụng muốn hoán đổi.

Cụ thể, với các ngân hàng thương mại, số nợ xấu hoán đổi không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, mức góp vốn, mua cổ phần không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp, hạn chế đối với vai trò của ngân hàng thương mại trong tham gia quản trị, điều hành và tái cơ cấu doanh nghiệp đó, cũng giới hạn mức độ số nợ hoán đổi được nếu thực hiện.

Mặc dù vậy, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, thực chất chuyển nợ xấu thành vốn góp của ngân hàng có thể làm méo mó bức tranh tài chính của ngân hàng: “Khi nợ xấu nhóm 5 thì ngân hàng phải trích rủi ro 100% và đem ra khỏi bảng. Vậy mà số nợ đó được chuyển hóa thành vốn góp, trở thành tài sản đầu tư thể hiện trên bảng cân đối kế toán, làm méo bức tranh tài chính của ngân hàng. Ngoài ra, nếu trở thành cổ đông, muốn doanh nghiệp tồn tại thì lại phải bơm tiền đầu tư thêm vào. Điều này cũng rủi ro vì phần lớn doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng này là không thể cứu vãn, khả năng tiếp tục mất vốn là rất lớn.”

Thực tế, từng có nhiều trường hợp ngân hàng được phép chuyển nợ xấu thành vốn góp. Như Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đổi hàng nghìn tỷ đồng nợ của Công ty Cổ phần Thủy Sản Bình An (Bianfishco) thành vốn góp và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này và VietinBank biến khoản nợ 5.000 tỷ đồng của Vinalines thành cổ phần tại một số cảng thành viên trực thuộc Vinalines. Cả hai trường hợp này đều có những thành công nhất định, giúp các doanh nghiệp này thoát bờ vực phá sản, dần hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chuyển hóa nợ thành vốn góp nếu không thận trọng sẽ để lại không ít rủi ro. Nhất là khi nợ xấu hiện nay vẫn rất lớn. Chỉ riêng Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang gom giữ khoảng 251.000 tỉ đồng nợ xấu. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, nếu cho phép chuyển nợ thành vốn góp chỉ là giải pháp tạm thời, không nên lạm dụng và chỉ nên áp dụng với một số trường hợp, để tránh tác động tiêu cực đến thị trường tài chính và làm trầm trọng hơn tình trạng nợ xấu./.

 

Nguồn tin : cafef.vn
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In
gia công mỹ phẩm

Tin doanh nghiệp

Tôn Vinh Chay Hạnh Phúc – Điểm Hẹn Ẩm Thực Chay Và Lan Tỏa Yêu Thương

Ngày 12/04 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hàng Chay Hạnh Phúc đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Top 10 Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2025”. Giải thưởng này không chỉ là minh chứng cho sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng mà còn khẳng định chất lượng của sản phẩm. Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của thương hiệu.

Yến Sào Mom Nest - Nâng Tầm Giá Trị, Gắn Kết Yêu Thương

Ngày 12/04 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hồ Chí Minh, thương hiệu Yến sào Mom Nest đã vinh dự đón nhận danh hiệu “ Sản Phẩm - Dịch Vụ Chất Lượng Cao” năm 2025. Giải thưởng này không chỉ là minh chứng cho sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng mà còn khẳng định chất lượng của sản phẩm. Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của thương hiệu.

Amway lan tỏa lối sống lành mạnh: Đào tạo dinh dưỡng cho hàng nghìn nhà phân phối

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Lê Thị Diễm: Khát vọng lan tỏa giá trị bằng hành động

Ngày 29 tháng 3 năm 2025 vừa qua, tại sự kiện kết nối thương hiệu và gặp gỡ doanh nhân 2025, bà Lê Thị Diễm được bổ nhiệm làm Tân Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hỗ trợ Doanh nghiệp. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực, tâm huyết và đóng góp của bà trong việc tư vấn, đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua.

Doanh nhân Đoàn Khải Định, thành công là khát vọng lớn và nỗ lực không ngừng

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Đồng Nai, Đoàn Khải Định là minh chứng sống động cho tinh thần kiên trì và nỗ lực không ngừng để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Tuy xuất thân từ khó khăn, anh luôn giữ vững ý chí tự lực và tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân trong lĩnh vực tài chính và bất động sản.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI)

Vào 17/2/2025 vừa qua, tại Ada, Michigan, Mỹ tập đoàn Amway – Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn khỏe mạnh hơn - công bố hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại trụ sở Tập đoàn Amway (Michigan, Mỹ). Sự kiện này đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu dinh dưỡng, thúc đẩy trao đổi chuyên môn và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Saigonlube được vinh danh “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”

Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ Công Bố “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”, là một sự kiện đánh dấu những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp, thương hiệu uy tín, chất lượng cao trên thị trường. ...

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng